Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Đức tính giản dị của Bác Hồ cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Câu 2: Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.

Câu 3: Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Câu 4: “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.”

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?

Câu 5: Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

Câu 6: Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.

Câu 7: Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩ của nó trong cuộc sống?

II. Soạn bài siêu ngắn: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 1: Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

  • Bữa ăn hằng ngày chỉ có vài 3 món.
  • Căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
  • Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.
  • Lời nói, bài viết thì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Câu 2: Trình tự lập luận: Luận điểm chính: Đức tính giản dị của Bác

  • Chứng minh luận điểm
  • Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

Bố cục: 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “tuyệt đẹp” => cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị
  • Phần 2: Còn lại => chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm

Câu 3: Nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!”: đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.

Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết...

Câu 4: Tác giả đã phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau để tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết như Lật lại vấn đề ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..."), Giải thích ("bởi vì Người sống sôi nổi..."), (Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị …”

Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

  • Luận điểm ngắn gọn, sắp xếp theo một trình tự hợp lí
  • Luận cứ xác đáng, toàn diện
  • Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực

Câu 6: Ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người: Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 7: Đức tính giản dị và ý nghĩ của nó trong cuộc sống: Một phẩm chất cao đẹp, cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta, giản dị giúp người gần người hơn, sống chan hòa với mọi người xung quanh.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 1: Luận điểm chính “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được chứng minh trên các phương diện như: Bữa ăn (chỉ có vài 3 món), nơi ở (Căn nhà xiêu vẹo), tự làm mọi việc và muốn truyền đạt cho quần chúng hiểu, nhớ, làm được.

Câu 2: Trình tự lập luận trong bài là nêu lên luận điểm chính => chứng minh => giải thích, làm sáng tỏ => chứng minh bằng luận cứ.

Bố cục của bài gồm 2 phần: Từ đầu đến “tuyệt đẹp” thể hiện cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị; Còn lại tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm

Câu 3: Nghệ thuật “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!”: 

  • Đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, 
  • Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.

=> Giàu sức thuyết phục: vì tác giả hệ thông từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... của Bác

Câu 4: Tác giả đã phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau:

  • Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
  • Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi...".
  • Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị …”

Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn chính là hệ thống luận điểm ngắn gọn, có trình tự, luận cứ xác đáng, toàn diện và luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Câu 6: Ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người: Cảnh rừng Việt Bắc

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Câu 7: Đức tính giản dị:

  • Là một cách ứng xử, phẩm chất cao đẹp.  
  • Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại, gần gũi và chan hòa với mọi người.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 1: Tác giả thể hiện Đức tính giản dị của bác trên nhiều phương diện như: 

  • Bữa ăn (chỉ có vài 3 món), 
  • Nơi ở (Căn nhà xiêu vẹo), 
  • Bác tự làm mọi việc và muốn truyền đạt cho quần chúng hiểu, nhớ, làm được.

=> Luận điểm chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 2: Trình tự lập luận trong bài: 

(1) Nêu lên luận điểm chính 

(2) Chứng minh 

(3) Giải thích, làm sáng tỏ 

(4) Chứng minh bằng luận cứ.

Bố cục của bài gồm 2 phần: 

  • Từ đầu đến “tuyệt đẹp” sự nhất quán trong cuộc đời và cuộc sống của Bác.
  • Phần còn lại tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

Câu 3: Tác giả đã thể hiện nghệ thuật xây dựng các luận cứ toàn diện, phong phú và giàu sức thuyết phục bằng cách đưa ra hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... 

Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau như: Lật lại vấn đề, Giải thích, Bình luận =>  soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, tăng sức thuyết phục.

Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật: là hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng toàn diện, thể hiện rõ ràng và sâu sắc và ngắn gọn, sức thuyết phục cao.

Câu 6: Ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người: Cảnh rừng Việt Bắc

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt chè ngon mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa hạc cũ với xuân này.

Câu 7: Đức tính giản dị thể hiện ở chỗ:

  • Sống hòa nhập và gần gũi với mọi người
  • Ứng xử cao đẹp, thể hiện ở lời nói, ở việc làm, lối sống, trong quan hệ với người xung quanh.

=> một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có.

Tìm kiếm google: soan van 7 cuc ngan, soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai duc tinh gian di cua bac ho

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com