Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tìm hiểu chung về văn nghị luận cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường... Thói quen này thành tệ nạn... Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác... Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

a. Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?

b. Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra lí lẽ và dẫn chứng nào?

c. Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?

Câu 2: Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn.

Câu 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở:

Câu 4: Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?

HAI BIỂN HỒ

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...

(Theo Quà tặng của cuộc sống)

II. Soạn bài siêu ngắn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Câu 1: a. Văn bản “Cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống xã hội” là một văn bản nghị luận. Chúng ta căn cứ vào: nhan đề, mục đích viết và lí lẽ trong bài đế xác định

b. Tác giả đã đề xuất ý kiến là: cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống xã hội.

Những câu văn trong văn bản thể hiện đề xuất trên là: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Tạo được thói quen tốt là rất khó, Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.

c. Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế. Em rất tán thành ý kiến của bài viết đưa ra vì đó là các thói quen xấu trở thành tệ nạn, tác động tiêu cực đến môi trường sống và cộng đồng xã hội.

Câu 2: Văn bản có bố cục gồm 3 phần:

Mở bài - đoạn 1 (Câu đầu tiên): Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt trong xã hội.

Thân bài – đoạn 2,3,4 (từ Hút thuốc lá đến rất nguy hiểm): bàn về tác hại của những thói quen xấu và sự cần thiết phải loại bỏ những thói quen xấu đó.

Kết bài (Phần còn lại): kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, có ý thức tạo ra nếp sống văn minh cho xã hội

Câu 3: Sưu tầm đoạn văn nghị luận và chép vào vở:

Để theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải hành động. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội. Hãy chủ động hành động thay vì để cuộc đời đưa đẩy bạn. Nếu không có được những gì bạn muốn, thì hãy chủ động tạo ra những gì bạn muốn. Trên con đường vươn tới thành công, bạn phải nắm bắt từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn. Nhưng bạn phải có lòng dũng cảm và sự quyết tâm để vươn lên.

Câu 4: Văn bản trên là một văn bản nghị luận vì tuy mở đầu bằng câu chuyện kể về “Hai biển hồ” nhưng là dẫn dắt vấn đề để bàn đến hai cách sống trong xã hội: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống chia sẻ với mọi người.

III. Soạn bài ngắn nhất: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Câu 1: a. Văn bản được xem là một bài văn nghị luận. Vì văn bản đã bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đã đề xuất ý kiến là tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

=> Dựa trên những câu văn: 

Đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ

c.  Em rất tán thành ý kiến của bài viết đưa ra. Vì cần giải quyết được tệ nạn ta mới có thể tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 2: Bố cục bài văn được phân thành 3 phần: (Câu đầu tiên) Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt trong xã hội. Đoạn 2,3,4 bàn về tác hại của những thói quen xấu và cần loại bỏ chúng. (Phần còn lại) kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tạo nên đời sống văn mình hơn.

Câu 3: Sưu tầm đoạn văn nghị luận và chép vào vở:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.  Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

Câu 4: Văn bản trên là một văn bản nghị luận. Vì hướng tới giải quyết những vấn đề trong xã hội: bàn đến hai cách sống trong xã hội: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống chia sẻ với mọi người.

IV. Soạn bài cực ngắn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Câu 1: a. Văn bản được xem là một bài văn nghị luận.

=> đề cập đến những thói quen xấu và cần loại bỏ nó trong cuộc sống hằng ngày.

b. Tác giả đã đề xuất ý kiến là cần tạ ra một cuộc sống tươi đẹp, văn minh, bền vững. Những câu văn thể hiện điều đó là “Đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa”,  “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ”.

c. Bài viết đã đưa ra các thói quen xấu trở thành tệ nạn, tác động tiêu cực đến môi trường sống và cộng đồng xã hội, cần giải quyết được tệ nạn tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Vì vậy em rất tán thành ý kiến này.

Câu 2: Bài văn được chia như sau:

  • Câu 1: những thói quen tốt trong đời sống
  • Đoạn 2 3 4: những thói quen xấu, tác hại và bài trừ
  • Phần cuối: từ bỏ thói quen xấu, tạo nên nếp sống văn minh

Câu 3: Sưu tầm đoạn văn nghị luận và chép vào vở:

Trong cuộc sống của mỗi con người muốn đạt được thành công, chúng ta không thể thiếu bản lĩnh. Vậy bản lĩnh là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Bởi bản lĩnh là những vấn đề quyết định một cách độc lập, không vì áp lực bên ngoài mà dễ dàng thay đổi. Một con người bản lĩnh luôn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách khó khăn và không bao giờ chối bỏ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn một số người thiếu bản lĩnh trong cuộc sống, ngại khó, ngại khổ, luôn đổ lỗi cho số phận. Chính vì vậy họ mãi mãi không bao giờ chạm đến ngưỡng cửa thành công. Bản thân mỗi chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh vì vậy cần xây dựng cho riêng mình một bản lĩnh vững vàng bằng cách không ngừng trau dồi tri thức, kĩ năng sống cũng như nhân cách.

Câu 4: Văn bản trên là một văn bản nghị luận vì văn bản đã hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 bai tim hieu chung ve ban nghi luan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net