Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)- ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu.Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ ?

a.  Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...].Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

Câu 2: Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt ?

(1) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (2) Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

(Đặng Thai Mai)

Câu 3: Việc tách câu như trên có tác dụng gì ?

Câu 4: Nêu công dụng của các trạng ngữ trong các đoạn trích

a. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,..

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b. Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học  sinh của lớp.

( Theo Trái tim có điều kì diệu)

Câu 5: Chỉ ra những trường hợp tác trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nếu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành ?

a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.

(Theo báo Văn nghệ)

b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

(Anh Đức)

Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

II. Soạn bài siêu ngắn: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Câu 1: Không thể lược bỏ trạng ngữ của các câu trên bởi vì:

  • Thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt
  • Khi vắng mặt trạng ngữ, ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định

Câu 2: Câu (2) không có thành phần chủ ngữ và vị ngữ, nó chỉ là thông tin bổ sung làm rõ, nhấn mạnh ý cho câu (1).

Câu 3: Việc tách như câu 2 ra thành một câu riêng:

Để nhấn mạnh ý => thông tin để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt.

Câu 4: Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian, nơi chốn, cách thức, phương tiện…

Câu 5: Tác dụng của trạng ngữ:

a. Năm 72 => nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.

b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc… => nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị

Câu 6: Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

III. Soạn bài ngắn nhất: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Câu 1: Trạng ngữ là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt, khi vắng mặt sẽ bất hợp lí,ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác.

Câu 2: Câu in đậm đặc biệt là: 

  • Không có thành phần chủ ngữ và vị ngữ
  • Bổ sung làm rõ, nhấn mạnh ý cho câu trên

Câu 3: Người viết tách nó ra thành một câu riêng để nhấn mạnh ý, nhấn mạnh thông tin để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt.

Câu 4: Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích là bổ sung ý nghĩa cho câu (thời gian, nơi chốn, cách thức, phương tiện…)

Câu 5: Tác dụng của trạng ngữ là nhấn mạnh các thông tin biểu thị ở câu đứng trước (nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật, nhấn mạnh sự tương đồng)

Câu 6: Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, mặt trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Lạnh! Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... Nụ cười tươi tắn vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

IV. Soạn bài cực ngắn: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Câu 1: Không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào, ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định

Câu 2: Câu in đậm có nhiệm vụ bổ sung và nhấn mạnh ý cho câu 1 => không có chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 3: Nếu gộp hai câu thành lại thì làm giảm đi sắc thái. Vì vậy việc tách câu trên để nhấn mạnh ý cho câu 1.

Câu 4: Việc thêm các trạng ngữ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho câu như thời gian, nơi chốn, cách thức, phương tiện…

Câu 5: Câu a nhấn mạnh thời gian (sự hi sinh của nhân vật nói đến trong câu trước); Câu b nhấn mạnh sự tương đồng (nổi buồn của nhân vật nói đến trong câu trước)

Câu 6: Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Sau những ngày nóng nực, cơn mưa chợt kéo đến khiến mọi vật bừng tỉnh. Cả một bầu trời trong xanh dần bị bao phủ bởi lớp mây đen và ông mặt trời dần biến mất. Gió mỗi lúc một mạnh hơn làm cho không khí dịu mát hẳn lên. Cây cối cũng đung đưa mình theo gió như để vẫy chào cơn mưa chiều nay. Đàn gà con đang kiếm ăn cùng mẹ cũng ráo rác tìm nơi cư trú khi mưa dội xuống. Lộp bộp! Mưa xuống, từng hạt từng hạt rồi ào ào nhưu trút nước. Cây cối đắm mình trong dòng nước mát lành. Đùng...đoàng! Tiếng sấm vang vọng từ đằng xa. Mưa làm không khí mát mẻ, xóa tan đi cái gay gắt của những ngày hè nóng nực.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai them trang ngu tiep theo, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net