[toc:ul]
Câu 1:
" Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ".
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ ấy ? Vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước ?.
Câu 2:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy? (Bài viết tập làm văn số 6 ngữ văn lớp 7 trang 88 sgk)
Câu 3: Hãy giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” (Bài viết số 6 ngữ văn 7)
Câu 4: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Câu 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê - nin : Học, học nữa, học mãi.
Câu 1: Bài văn tham khảo
Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ và không thể không nhắc đến Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta với rất nhiều những vần thơ hay về mùa xuân, trong đó có hai câu thơ của Người vẫn còn vang vọng đến hôm nay:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Hai câu thơ trên được Hồ Chủ Tịch sáng tác vào năm 1960, trong một cuộc phát động phong trào “Tết trồng cây “ nhân dịp kỷ niệm mùa xuân thứ 30 của Đảng ta. Đó cũng là một trong những lời di chúc để lại trước khi Người đi xa. Lời di chúc ấy đã trở thành truyền thống, nét văn hóa, dòng chảy in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt chúng ta.
“Mùa xuân là tết trồng cây” đó là mùa xuân của đất trời, mùa xuân trong bốn mùa khí hậu của Việt Nam. Là lúc kết thúc một mùa đông lạnh giá, tiết trời chuyển sang ấm áp, thuận lợi nhất để cây trồng bám rễ sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, “tết trồng cây” phải vào đúng mùa xuân chứ không phải mùa nào khác. Qua đây chúng ta thêm thấy được sự uyên thâm, hiểu rộng kiến thức về vạn vật xung quanh về thiên nhiên và vũ trụ ở Bác. Mùa xuân đến cũng là một điểm mốc, một khởi đầu mới của trong năm với biết bao niềm hy vọng, là đào mai khoe sắc nảy trồi non, là tình yêu giữa con người với con người, với cỏ cây hoa lá, là từng trồi non xanh mơn man, là khi thiên nhiên đất trời được giao hòa cùng con người một cách sâu sắc và trọn vẹn nhất. Hơn
Mùa xuân thứ nhất Bác nói đến là mùa xuân của đất trời, thì đến mùa xuân thứ hai trong " Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", Bác không nói về mùa xuân của cá nhân mình, mà Bác nói về mùa xuân của cả đất nước. Và xuân đây không còn đơn giản là mùa xuân của đất trời của thiên nhiên nữa, mà thể hiện một mùa xuân vô cùng to lớn, là mùa xuân của đất nước, là kết quả của " tết trồng cây", kết quả của tinh thần “ trồng cây gây rừng”, “ ươm mầm cây tạo sự sống”, kết quả của một năm với mọi sự khởi đầu tốt đẹp.
Mùa xuân thứ hai trong " Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", Bác không nói về mùa xuân của cá nhân mình, mà Bác nói về mùa xuân của cả đất nước. Và xuân đây không còn đơn giản là mùa xuân của đất trời của thiên nhiên nữa, mà thể hiện một mùa xuân vô cùng to lớn, là mùa xuân của đất nước, là kết quả của " tết trồng cây", kết quả của tinh thần “ trồng cây gây rừng”, “ ươm mầm cây tạo sự sống”, kết quả của một năm với mọi sự khởi đầu tốt đẹp. Đó cũng là thành quả khi toàn dân, toàn nước chung sức, đồng lòng trong công cuộc thực hiện lời dạy của bác ‘’ mùa xuân là tết trồng cây”, " Có một cây là có rừng", để khung cảnh đất nước ngày càng trong xanh hơn, tươi đẹp hơn, ngày càng giàu đẹp " càng xuân" hơn nữa.
Vậy tại sao trồng cây xanh lại góp phần tạo nên mùa xuân cho đất nước? Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây xanh cũng chính là gieo mầm cho sự sống của con người Việt Nam. Như thế, việc trồng cây
Để thực hiện lời dạy của Bác, những người con đất Việt cần chung tay bảo vệ môi trường sống quanh mình. Từ học sinh đến những người lớn tuổi phải biết kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây xanh; quy định những nơi trồng cây, tạo thêm nhiều rừng mới ở vùng trung du, vùng núi; tạo thêm nhiều công viên cây xanh ở vùng đô thị. Các bạn học sinh có thể trồng thêm những chậu cây xanh ở gia đình mình. Đồng thời, tự giác và nhắc nhở các bạn tôn trọng và tuân theo những quy định về bảo vệ cây xanh, không bẻ cành ngắt lá trong sân trường và hàng cây ven đường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp phá rừng lấy gỗ và cần chăm sóc tốt những khu rừng nguyên sinh còn lại của đất nước.
Bác Hồ - Người anh hùng dân tộc và trên cả thế giới, tuy Bác đã đi xa nhưng những lời dạy của Người, tầm nhìn và cả nỗi lo lắng cho cả thế hệ tương lai của Người luôn là xuyên suốt, lâu dài. Lời dạy của Người sẽ luôn trong trái tim mỗi chúng ta, đời đời các thế hệ con cháu Việt Nam sẽ ghi nhớ và thực hiện đúng lời dạy Bác đã để lại.
Câu 2: Bài văn tham khảo
Kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta vô cùng đa dạng và phong phú. Đó đều là những điều cha ông ta đã đúc kết thành chân lí để răn dạy con cháu sống sao cho phải đạo, cho góp phần khiến xã hội này trở nên văn minh hơn. Và trong kho tàng ca dao tục ngữ đó thật khó lòng bỏ qua câu nói về tình yêu thương sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người với người mà biết bao nhiêu thế hệ đã thuộc nằm lòng từ thuở còn trong nôi.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Trước hết phải khẳng định một điều đây là một câu ca dao với ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó là lời nhắc nhở nhẹ nhàng con cháu về đạo đức dân tộc. “Nhiễu” ở đây là một tấm vải màu đỏ, mỏng và mềm mại dùng để phủ lên giá gương. Mục đích chính của nó là để che chở cho tấm gương không bị nhiễm bụi của thời gian. Hiểu một cách sâu xa thì ông cha ta đang muốn gửi gắm đến con cháu về tình yêu thương, sự đùm bọc nhau giữa người với người trong một dân tộc.
Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước. Trang lịch sử hào hùng đó được viết nên bằng máu và nước mắt của biết bao thế hệ cha anh. Từ thưở bà Trưng, bà Triệu, đến Ngô Quyền đánh giặc trên sông Bạch Đằng, Lí Thường Kiệt diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt, đến Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược và tiêu biểu nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể. Chúng ta không phải là một đất nước giàu mạnh về kinh tế hay khoa học kĩ thuật vậy mà chúng ta đã làm nên một dấu ấn chói lòa. Vậy điều gì đã làm nên sức mạnh lớn lao đó? Xin thưa đó chính là truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc và che chở lẫn nhau. Nếu không có miền Bắc chi viện thì sao có một tiền tuyến miền Nam sẵn sàng chiến đấu? Đâu có chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 đánh tan âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ?
Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc sinh sống, nó vừa góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng lại đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta có thể khác nhau tiếng nói, khác nhau tập quán sinh hoạt nhưng tựu chung lại điểm chung là cùng chảy một dòng máu đỏ, một màu da vàng và tự hào bởi nòi giống con Lạc cháu Hồng. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả thời điểm hiện tại tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau đó vẫn được tiếp nối và phát huy một cách sâu sắc. Bằng chứng đó là trong những trận thiên tai lũ quét người dân khắp nơi lại một lòng hướng về miền trung ruột thịt nơi những đồng bào đang oằn mình chống lại sự giận dữ của mẹ thiên nhiên. Đó là tấm lòng vàng khắp nơi gửi đến người dân miền Trung nắm cơm, tấm áo như một sự động viên tinh thần lớn lao để vượt qua khó khăn. Đó là đau cùng nỗi đau của đất nước, và nỗi đau của đồng loại.
Bên cạnh những tấm gương tương thân tương ái, biết đùm bọc san sẻ cho nhau vẫn còn đó những con người đang hờ hững vô cảm với nỗi đau của đồng loại. Ngày nay khi mà giá trị của đồng tiền lên ngôi, sức mạnh của nó có thể xoay chuyển càn khôn thì có những người đang sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích cộng đồng. Họ sống cá nhân hơn sống vì bản thân nhiều hơn, thờ ơ với những gì đang xảy ra quanh mình, vô cảm trước nỗi đau mà cộng đồng mình đang phải chịu đựng. Và họ tự tạo cho mình một thế giới riêng mà không có ai có thể xâm phạm được. Nhưng chính điều đó đã khiến cho xã hội thụt lùi một bước, sự nhân văn bị mất đi. Nó không chỉ đi ngược lại với truyền thống lịch sử dân tộc mà còn kiến con người trở nên nhạt nhẽo và xa lạ với nhau hơn.
Con người sinh ra trên đời không phải chỉ sống một mình và sống cho mình. Đó là cả một tập thể một xã hội gắn kết với nhau bằng tình người. Chính vì thế khi xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta lại càng phải yêu thương và gắn bó với nhau hơn. Vì chính điều đó sẽ là động lực giúp xã hội trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
Câu 3: Bài văn tham khảo
Trong cuộc sống của mỗi người không thể tránh khỏi những lần vấp ngã và thất bại. Nhưng điều quan trọng là sau mỗi thất bại đó bạn rút ra được bài học gì cho mình mới là quan trọng. Chẳng vì thế mà các cụ ta đã từng dạy con cháu một câu vô cùng thấm thía “Thất bại là mẹ thành công”.
Đây được coi là một câu nói mang một hàm nghĩa vô cùng sâu sắc chứa đựng một bài học kinh nghiệm to lớn mà cha ông đã từng đúc kết bao nhiêu thế hệ. Tuy chỉ có 6 từ thôi nhưng lại khiến cho chúng ta suy ngẫm không thôi. Trước hết ta cần phải hiểu thất bại là gì? Thất bại là những vấp ngã, những sai trái mà ta gặp phải trên đường đời. Còn thành công đó chính là những thành quả ngọt ngào mà con người gặt hái được nhờ sự cố gắng và phấn đấu của bản thân mình. Câu nói này có hai vế tưởng chừng như đối lập nhau thành công – thất bại. Nhưng nó lại có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau.
Thật vậy, trong cuộc sống của con người không phải ai cũng dễ dàng đạt được thành công cho riêng mình. Không nói đến những con người có bệ đỡ vững chắc thì hầu hết mỗi chúng ta đều phải trải qua một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ để đi đến đỉnh vinh quang. Ngạn ngữ phương Tây có câu “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó khẳng định một điều rằng tất cả những gì con người đạt được đều phải trải qua những đau khổ chông gai. Nếu như không có những lần thất bại đó thì có lẽ con người vẫn còn phải chịu màn đêm tối tăm thêm một thời gian rất dài nữa, và cũng có lẽ loài người sẽ phải hứng chịu thêm rất nhiều những biến cố chứ không được một cuộc sống như ngày nay.
Trên thực tế cuộc sống quanh ta cũng có rất nhiều những tấm gương đáng để ta học tập và noi theo. Đó là những anh chị học sinh đã rất nhiều lần thất bại trong việc chinh phục cánh cổng đại học. Thế nhưng chưa bao giờ anh chị nản lòng thậm chí còn càng đặt quyết tâm cao độ để chinh phục nó và trái chín ngọt ngào là những danh hiệu thủ khoa, á khoa tiêu biểu. Không chỉ trong học tập mà ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh cũng có rất nhiều những rủi ro, những lần thất bại đến mức tay trắng. Nhưng nếu bạn không liều lĩnh không đủ ý chí thì có lẽ cả đời bạn sẽ không bao giờ chạm tay được đến đỉnh vinh quang. Chúng ta là những người còn rất trẻ cuộc sống là rất dài và sẽ phải trải qua rất nhiều biến cố nữa. Nhưng chúng ta hãy đừng bao giờ đánh rơi khát vọng của chính mình. Hãy học cách chấp nhận và vượt lên hoàn cảnh, bởi hoàn cảnh chính là những bước đệm vững chắc nhất để chúng ta chinh phục thử thách.
Con người sinh ra không phải ai cũng có cho mình một con đường bằng phẳng để đi mà đôi khi nó còn phải trải qua rất nhiều những gập ghềnh sóng gió cả những lần vấp ngã nhưng hãy luôn tin tưởng rằng chúng ta sẽ vượt qua tất cả bằng niềm tin và ý chí của mình.
Câu tục ngữ chứa đựng một bài học sâu sắc mà rất nhiều người chúng ta cần phải suy ngẫm. Thành công và thất bại là hai phạm trù ta sẽ phải gặp rất nhiều lần trong đời, trong đó thất bại sẽ nhiều hơn và khiến bạn nản chí hơn. Song hãy vững bước vững lòng tin bởi một ngàn thất bại bạn gặp sẽ cho bạn một thành công vô cùng ngọt ngào và lí tưởng
Câu 4: Bài văn tham khảo
Con người chúng ta hơn loài động vật ở chỗ chúng ta biết dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại. Thế nhưng lời nói không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp mà nó đôi khi còn mang sức sát thương vô cùng mạnh mẽ. Vì thế mà dân gian ta mới có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng” để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân.
Thật vậy, hai câu tục ngữ trên đã đúc kết vô cùng chính xác về giá trị cũng như tầm quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội. Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc. Cả cuộc đời không biết chúng ta đã gặp bao nhiêu người, trải qua biết bao nhiêu cung bậc của cảm xúc và cách để con người ta nhớ về nhau nhiều nhất đó chính là cách ứng xử, cách nói năng. Hai câu tục ngữ trên tuy cách biểu đạt khác nhau song nó đều có chung một ý nghĩa khuyên con người nên hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.
“Lời nói gói vàng” chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa lớn lao. Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy. Thế mới biết được rằng mỗi lời nói có giá trị lớn lao như thế nào, vì thế không nên phát ngôn quá bừa bãi và tự do. Câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lại rất thẳng thắn. Mang hàm nghĩa khuyên răn con người nên cẩn trọng trong phát ngôn bởi lẽ nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương người khác sâu sắc. Lời nói ở câu này không quý giá như vàng thậm chí “còn chẳng mất tiền mua” nhưng không phải vì thế mà bạn có thể rẻ rúng nó mà phải trau truốt lựa chọn kĩ càng khi phát ngôn đừng để nó làm mất hòa khí giữa người với người.
Ngôn ngữ, tiếng nói chính là một bước tiến hóa vô cùng vĩ đại để phân biệt giữa con người và động vật. Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn. Nó làm xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn rất nhiều lần. Một lời nói thốt ra nếu mang nghĩa tích cực có thể khiến mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, thiện cảm của người xung quanh.
Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng? Cách nói gây thiện cảm tốt nhất đó chính là biết kính trên nhường dưới, nói đúng ngữ cảnh và tôn trọng người nghe, không thô tục, không chợ búa. Nhiều người cho rằng cách nói tốt ở đây có nghĩa là chỉ biết nói những lời ngọt ngào để người nghe thấy vui thấy thích. Như thế lại không tốt thậm chí bạn sẽ mang tiếng là giả dối. Điều quan trọng là chúng ta nên dùng câu từ đúng thời điểm biết chỉ ra lỗi sai góp ý chân thành để người nghe sửa chữa và hoàn thiện bản thân. Bởi việc bạn quá khéo léo sẽ khiến người khác hiểu sai về con người bạn và không mang tính góp ý tích cực. Để minh chứng cho việc lời nói chính là cách để rút ngắn khoảng cách giữa người với người ta có thể nói đến Bác Hồ. Trong bài tuyên ngôn độc lập của mình tại Quảng Trường Ba Đình vào năm 1945, thay vì cách dùng từ ngữ xa lạ giữa một người đứng đầu đất nước với dân chúng Bác đã nhẹ nhàng hỏi “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Lời nói của Bác tuy rất giản dị nhưng nó chứa đựng một sự quan tâm, xóa tan khoảng cách giữa vị chủ tịch nước với nhân dân cần lao, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết một lòng giữa người với người.
Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội ngày một phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cũng trở nên phong phú hơn nhờ sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa. Thế nhưng có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn. Bằng chứng là các bạn chửi nhau, ăn nói thô tục với nhau.... Điều đó đã vô tình khiến cho con người trở nên xấu xí hơn và xã hội trở nên thiếu nhân văn hơn. Vì thế tốt nhất chúng ta nên cẩn trọng trong giao tiếp hàng ngày bằng cách hạn chế ăn nói thô tục, tiếng “lóng”, tôn trọng sự trong sáng của tiếng Việt.
Hai câu tục ngữ trên dù có trải qua bao nhiêu năm nữa vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Nó trở thành một bài học sâu sắc để con người phải suy ngẫm. Hãy thay đổi cách cư xử, lời nói hành động của mình để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.
Câu 5: Bài văn tham khảo
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền kinh tế tri thức lên ngôi, mỗi phút trôi qua chứng kiến biết bao nhiêu sự ra đời của các công trình khoa học kĩ thuật. Để bắt kịp với thời đại không còn cách nào khác là con người phải trau dồi tri thức của mình một cách thường xuyên và liên tục. Và học chính là con đường duy nhất để bạn chạm tay đến thành công. Như Lê - nin đã từng khuyên “Học, học nữa, học mãi”.
Lê- nin được biết đến là một trong những danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của cuộc cách vô sản. Lời khuyên của ông sẽ mãi mãi là một triết lí để cả loài người phải học tập và suy ngẫm. Học ở đây là một quá trình thu thập kiến thức, để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân. Học không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ nhà trường học từ thầy cô và sách vở mà rộng ra nó còn là việc con người tự thân tìm hiểu tìm tòi và chắt chiu những kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện nhân cách, đạo đức của chính mình. Và nó chính là một quá trình vô cùng gian nan và dài mà con người có khi phải dùng cả đời để tiếp thu và chắt lọc.
Quay trở lại với thực tế, kiến thức chính là đại dương mênh mông mà con người chúng ta dù có dùng cả đời vẫn không thể biết thế nào là đủ. Khả năng của con người là hữu hạn so với một kho tàng kiến thức là vô hạn, giữa cái hữu hạn và vô hạn đó đòi hỏi con người phải chăm chỉ và cố gắng từng ngày. Mỗi một phút trôi qua, thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu sự ra đời của các phát minh khoa học vĩ đại. Và nếu như chúng ta không thể chinh phục nó thì suốt đời chúng ta sẽ là kẻ lạc hậu và thua thiệt. Bởi lẽ thiếu tiền thiếu bạc có thể dùng cả đời mà kiếm còn thua thiệt về kiến thức sẽ khiến giá trị bản thân của con người suy giảm.
Khi đất nước còn phong kiến nghèo nàn, ông cha ta đã biết tìm tòi và xác định học vấn chính là con đường duy nhất để thoát ra khỏi đói nghèo. Như Mạc Đĩnh Chi một nhà nho lỗi lạc, thưở còn thơ vì gia cảnh nghèo khó mà không thể đến trường. Hàng ngày, ông đứng nép sau cánh cửa lớp học để nghe giảng, tối đến lại bắt đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn và sau này thành tài. Còn biết bao nhiêu tấm gương vượt khó mà chúng ta phải noi theo và học tập, trở thành nguồn cảm hứng vĩ đại để con cháu đời đời noi theo. Một người vĩ đại như chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã dùng cả cuộc đời mình để tìm đường đi đúng đắn cho cách mạng vô sản, đến lúc cuối đời con người ấy vẫn không ngừng học tập tìm tòi. Bác chính là tấm gương sát thực nhất cho câu nói “học, học nữa, học mãi”.
Tuy nhiên, học không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu tri thức, tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại mà rộng hơn nó còn là việc học để làm người, học để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Con người sinh ra không ai ngẫu nhiên có cho mình một vốn sống phong phú cả mà nó tích góp lại qua quá trình rèn luyện và trau dồi. Mỗi sự trải nghiệm bên ngoài cuộc sống sẽ trở thành những bài học đắt giá nhất cho bạn giúp bạn trưởng thành và tốt hơn. Mỗi học sinh chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy thể hiện sự hiếu học của mình bằng việc lắng nghe bài giảng của thầy cô, tích cực đọc sách nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức trên sách báo, qua các kênh internet,.... Bởi lẽ việc học tập say mê sẽ mang đến cho bạn rất nhiều thứ không chỉ một vốn sống phong phú mà còn cả một tâm hồn rất thư thái và minh mẫn.
Kiến thức là sa mạc mà chúng ta chỉ là những hạt cát vô cùng bé nhỏ trong sa mạc đó. Vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy không ngừng trau dồi, tôi luyện tri thức bản thân để góp phần làm cho xã hội này trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
Câu 1: Đây là các ý chính, các em có thể tham khảo và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh nhất.
Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ trong đó có vĩ lãnh tụ vĩ đại – Bác Hồ.
Mùa xuân thứ nhất: " Mùa xuân là tết trồng cây “:
Mùa xuân thứ hai " Làm cho đất nước càng ngày càng xuân":
Vai trò của cây xanh và tại sao trồng cây xanh lại góp phần tạo nên mùa xuân cho đất nước?
=> Trồng cây xanh cũng chính là gieo mầm cho sự sống của con người Việt Nam
Thực hiện lời dạy của Bác:
Cuối cùng là lời hứa sẽ ghi nhớ những lời bác dạy.
Câu 2: Đây là các ý chính, các em có thể tham khảo và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh nhất.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ, có câu tục ngữ về tình yêu thương sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người với người mà biết bao nhiêu thế hệ đã thuộnằm lòng từ thuở còn trong nôi “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Ông cha ta muốn gửi gắm đến con cháu về tình yêu thương, sự đùm bọc nhau giữa người với người trong một dân tộc:
Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước:
=> Dân tộc Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể.
Truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc và che chở lẫn nhau: nếu không có miền Bắc chi viện thì sao có một tiền tuyến miền Nam sẵn sàng chiến đấu? Đâu có chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 đánh tan âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ?
Cùng chảy một dòng máu đỏ, một màu da vàng và tự hào bởi nòi giống con Lạc cháu Hồng:
Bên cạnh những tấm gương tương thân tương ái, biết đùm bọc san sẻ cho nhau vẫn còn đó những con người đang hờ hững vô cảm:
=> Khiến cho xã hội thụt lùi một bước, sự nhân văn bị mất đi, đi ngược lại với truyền thống lịch sử dân tộc, con người trở nên nhạt nhẽo và xa lạ với nhau hơn.
Kết: Khi xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta lại càng phải yêu thương và gắn bó với nhau hơn, là động lực giúp xã hội trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
Câu 3: Đây là các ý chính, các em có thể tham khảo và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh nhất.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”: cuộc sống của mỗi người không thể tránh khỏi những lần vấp ngã và thất bại, nhưng điều quan trọng là sau mỗi thất bại đó bạn rút ra được bài học gì cho mình mới là quan trọng.
=> Đây được coi là một câu nói mang một hàm nghĩa vô cùng sâu sắc chứa đựng một bài học kinh nghiệm to lớn mà cha ông đã từng đúc kết bao nhiêu thế hệ.
Trong cuộc sống của con người không phải ai cũng dễ dàng đạt được thành công cho riêng mình, họ trải qua quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ để đi đến đỉnh vinh quang:
Ngạn ngữ phương Tây có câu “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” => tất cả những gì con người đạt được đều phải trải qua những đau khổ chông gai
Tấm gương của những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Thomas Edixon nhà vật lí học đã phát minh ra dây tóc bóng đèn => trải qua cả ngàn thí nghiệm thất bại nhiều lúc ông đã muốn bỏ cuộc vì chán nản thế nhưng nhờ sự kiên trì cống hiến không biết mệt mỏi của mình ông đã tìm ra ánh sáng cho cả nhân loại.
Nhân vật ông họa sĩ già trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của Ohen- ri => Ông cụ đã trải qua rất nhiều những thất bại của nghề nghiệp, ông đã trải qua những công việc tưởng chừng vô cùng nhàm chán và vô vị đó đã giúp ông tìm được chân lí của nghệ thuật, ông tạo nên một kiệt tác để đời mang tên “chiếc lá cuối cùng”.
Việc bạn giải một bài toán, ban đầu nó vô cùng khó khăn sẽ có những lúc rơi vào bế tắc hoàn toàn thế nhưng chính sự sai lầm nhiều lần đó sẽ giúp bạn tìm được một hướng đi đúng đắn cho riêng mình.
Có rất nhiều những tấm gương đáng để ta học tập và noi theo: Những anh chị học sinh đã rất nhiều lần thất bại trong việc chinh phục cánh cổng đại học. => chưa bao giờ nản lòng thậm chí còn càng đặt quyết tâm cao độ để chinh phục nó và trái chín ngọt ngào (thủ khoa, á khoa).
Lời khuyên:
=> Hãy vững bước vững lòng tin bởi một ngàn thất bại bạn gặp sẽ cho bạn một thành công vô cùng ngọt ngào và lí tưởng.
Câu 4: Đây là các ý chính, các em có thể tham khảo và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh nhất.
Giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống qua 2 câu tục ngữ: để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân, khuyên con người nên hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.
Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” là lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy: Không nên phát ngôn quá bừa bãi và tự do.
Câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” : Khuyên răn con người nên cẩn trọng trong phát ngôn bởi lẽ nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương người khác sâu sắc
=> Lời nói không quý giá như vàng thậm chí “còn chẳng mất tiền mua” nhưng không phải vì thế mà bạn có thể rẻ rúng nó mà phải trau truốt lựa chọn kĩ càng khi phát ngôn đừng để nó làm mất hòa khí giữa người với người.
=> Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc.
Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn: Một lời nói thốt ra nếu mang nghĩa tích cực có thể khiến mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, thiện cảm của người xung quanh.
Có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn: các bạn chửi nhau, ăn nói thô tục với nhau.... Điều đó đã vô tình khiến cho con người trở nên xấu xí hơn và xã hội trở nên thiếu nhân văn hơn.
Cách nói thế nào cho đúng:
=> Hai câu tục ngữ trên dù có trải qua bao nhiêu năm nữa vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Nó trở thành một bài học sâu sắc để con người phải suy ngẫm. Hãy thay đổi cách cư xử, lời nói hành động của mình để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.
Câu 5: Đây là các ý chính, các em có thể tham khảo và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh nhất
Câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi”: là lời khuyên của ông sẽ mãi mãi là một triết lí để cả loài người phải học tập và suy ngẫm được nói bởi Lê-nin (danh nhân, vị lãnh tụ vĩ đại)
Trong thực tế, câu tục ngữ này áp dụng:
Ông cha ta đã biết tìm tòi và xác định học vấn chính là con đường duy nhất để thoát ra khỏi đói nghèo:
Học để làm người, học để hoàn thiện nhân cách của bản thân => Mỗi sự trải nghiệm bên ngoài cuộc sống sẽ trở thành những bài học đắt giá nhất cho bạn giúp bạn trưởng thành và tốt hơn.
Lời khuyên dành cho thế hệ học sinh => chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy thể hiện sự hiếu học của mình bằng việc lắng nghe bài giảng của thầy cô, tích cực đọc sách nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức trên sách báo, qua các kênh internet.
Vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy không ngừng trau dồi, tôi luyện tri thức bản thân để góp phần làm cho xã hội này trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
Câu 1: Đây là những hướng phân tích bài văn này các em có thể tham khảo để viết bài hoàn chỉnh cho
Những ý nghĩa bác Hồ gửi gấm:
Những việc làm thiết thực:
Phải biết kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây xanh; quy định những nơi trồng cây, tạo thêm nhiều rừng mới ở vùng trung du, vùng núi; tạo thêm nhiều công viên cây xanh ở vùng đô thị.
Các bạn học sinh có thể trồng thêm những chậu cây xanh ở gia đình mình
Công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước.
Tự giác và nhắc nhở các bạn tôn trọng và tuân theo những quy định về bảo vệ cây xanh, không bẻ cành ngắt lá trong sân trường và hàng cây ven đường.
Nhà nước cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp phá rừng lấy gỗ và cần chăm sóc tốt những khu rừng nguyên sinh còn lại của đất nước.
Chúng ta có một mùa xuân vô cùng to lớn, là mùa xuân của đất nước, là kết quả của " tết trồng cây", kết quả của tinh thần “ trồng cây gây rừng”, “ ươm mầm cây tạo sự sống”, kết quả của một năm với mọi sự khởi đầu tốt đẹp.
Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên bảo vệ mỗi chúng ta, bảo vệ đất nước.
Là tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình...
Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Trồng cây xanh cũng chính là gieo mầm cho sự sống của con người Việt Nam.
=> Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân”.
Câu 2: Đây là hướng phân tích bài văn này các em có thể tham khảo để viết bài hoàn chỉnh cho mình.
Ý nghĩa câu tục ngữ: người xưa muốn nhắn nhủ những điều trong câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
=> Nhắc nhở nhẹ nhàng con cháu về đạo đức dân tộc
Gửi gắm đến con cháu về tình yêu thương, sự đùm bọc nhau giữa người với người trong một dân tộc => Những trang sử hào hùng của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước (bà Trưng, bà Triệu, đến Ngô Quyền đánh giặc trên sông Bạch Đằng, Lí Thường Kiệt diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt, đến Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược và tiêu biểu nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ)
Truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc và che chở lẫn nhau => miền Bắc chi viện cho tuyền tiến miền Nam sẵn sàng chiến đấu chống Mỹ.
Sự tương thân tương ái, chảy cùng một dòng máu đỏ, một màu da vàng và tự hào bởi nòi giống con Lạc cháu Hồng => trong những trận thiên tai lũ quét người dân khắp nơi lạimột lòng hướng về miền trung ruột thịt nơi những đồng bào đang oằn mình chống lại sự giận dữ của mẹ thiên nhiên.
Bên cạnh đó, lại có những con người đang hờ hững vô cảm => sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích cộng đồng, tự tạo cho mình một thế giới riêng
Kết lại:
Câu 3: Đây là những hướng phân tích bài văn này các em có thể tham khảo để viết bài hoàn chỉnh cho mình
Giới thiệu ý nghĩa Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”: có hai vế tưởng chừng như đối lập nhau thành công – thất bại. Nhưng nó lại có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau.
Thất bại là những vấp ngã, những sai trái mà ta gặp phải trên đường đời. Còn thành công đó chính là những thành quả ngọt ngào mà con người gặt hái được nhờ sự cố gắng và phấn đấu của bản thân mình.
Thất bại chính là mẹ của thành công. => để đi đến thành quả ngọt ngào con người sẽ phải trải qua rất nhiều những lần vấp ngã và sai lầm. Thất bại gục ngã chính là những bài học xương máu để giúp con người gặt hái quả ngọt nhanh và bội thu hơn.
Các luận điểm, luận cứ:
Kết lại về câu tục ngữ trong cuộc sống: chứa đựng một bài học sâu sắc mà rất nhiều người chúng ta cần phải suy ngẫm
Câu 4: Đây là những hướng phân tích bài văn này các em có thể tham khảo để viết bài hoàn chỉnh cho
Phân tích sự liên quan của 2 câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: tuy cách biểu đạt khác nhau song nó đều có chung một ý nghĩa khuyên con người nên hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.
Ví dụ câu tục ngữ có giá trị tương tự:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng, dễ nghe”
“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
Lời khuyên về cách nói đúng:
Ví dụ về lời nói của bác Hồ: Trong bài tuyên ngôn độc lập của mình tại Quảng Trường Ba Đình vào năm 1945, thay vì cách dùng từ ngữ xa lạ giữa một người đứng đầu đất nước với dân chúng Bác đã nhẹ nhàng hỏi “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”
=> Lời nói của Bác tuy rất giản dị nhưng nó chứa đựng một sự quan tâm, xóa tan khoảng cách giữa vị chủ tịch nước với nhân dân cần lao, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết một lòng giữa người với người.
Ví dụ về bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn: nói tục, chữi thề.
Cuối cùng lời kết:
Câu 5: Đây là những hướng phân tích bài văn này các em có thể tham khảo để viết bài hoàn chỉnh cho
Giới thiệu về Lê-nin và câu nói “Học, học nữa, học mãi”:
Lê- nin: vị lãnh tụ của cuộc cách mạng vô sản, danh nhân văn hóa thế giới.
Câu nói “Học, học nữa, học mãi”: khuyên mỗi người phải tìm hiểu tìm tòi và chắt chiu những kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện nhân cách, đạo đức của chính mình => chính là một quá trình vô cùng gian nan và dài mà con người có khi phải dùng cả đời để tiếp thu và chắt lọc.
Luận điểm, luận cứ về ý nghĩa câu nói:
Câu nói “Học, học nữa, học mãi” là triết lí để cả loài người phải học tập và suy ngẫm.
Kiến thức chính là đại dương mênh mông mà con người chúng ta dù có dùng cả đời vẫn không thể biết thế nào là đủ.
Thiếu tiền thiếu bạc có thể dùng cả đời mà kiếm còn thua thiệt về kiến thức sẽ khiến giá trị bản thân của con người suy giảm.
Một số ví dụ: Mạc Đĩnh Chi không có điều kiện đến trường vì vậy hằng ngày ông đứng nép sau cánh cửa lớp học để nghe giảng, tối đến lại bắt đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn và sau này thành tài => ông cha ta đã biết tìm tòi và xác định học vấn chính là con đường duy nhất để thoát ra khỏi đói nghèo
Học không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu tri thức, tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại mà rộng hơn nó còn là việc học để làm người, học để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Mỗi sự trải nghiệm bên ngoài cuộc sống sẽ trở thành những bài học đắt giá nhất cho bạn giúp bạn trưởng thành và tốt hơn.
Liên hệ thực tế của bản thân:
Kết luận về câu tục ngữ: