[toc:ul]
Câu 1: Cho hai đề văn sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
Em sẽ làm các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?
Câu 1: Điểm giống nhau: Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.
Bài mẫu: Có chí thì nên thiên về khẳng định quyết tâm của con người.
Hai đề trên:
Đề 1: Có công mài sắt có ngày nên kim thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.
Đề 2: Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì. Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm.
Câu 1: Điểm giống nhau: khuyên răn con người không được nản chí trước khó khăn
Khác nhau: Bài mẫu: khẳng định quyết tâm của con người, có ý chí sẽ làm nên việc
Đề 1: Nói về sự kiên nhẫn, cần mẫn trong công việc
Đề 2: Nói về ý chí bền vững, nếu chí không bền sẽ không làm được gì và khẳng định sức mạnh của ý chí và quyết tâm.
Câu 1: Cả bài mẫu và 2 đề trên đều có lời khuyên cho con người phải đứng vững trước những khó khăn, luôn luôn bền bỉ, kiền trì dù gặp khó khăn.
Nhưng các bài có điểm khác nhau:
Bài mẫu thì khẳng định quyết tâm, ý chí của con người sẽ làm nên việc lớn. Đề 1 đề cập đến sự kiên trì, cần mẫn trong công việc. Còn đề 2 thì khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và thể hiện ý nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc lớn.