Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng Việt - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Sự giàu đẹp của tiếng Việt cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm bố cục của bài  và nêu ý chính của mỗi đoạn

Câu 2: Hãy cho biết nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào

Câu 3:  Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?

Câu 4: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào?

Câu 5: Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì ?

Câu 6: Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

II. Soạn bài siêu ngắn: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Câu 1: Bố cục của đoạn:

Phần mở đầu (đoạn 1, 2) Nêu luận điểm khái quát, lí do tự hào về tiếng Việt 

Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt

Câu 2: Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng bằng hai luận cứ:

Luận cứ 1: đặc trưng cơ bản của tiếng Việt

Luận cứ 2: khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng”

Câu 3: Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày hai chứng cứ:

Ý kiến của người nước ngoài về tiếng Việt: "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc"

Ý kiến cá nhân: phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.

=> làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt

Câu 4: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện: 

Hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu

Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp, từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại

Câu 5: Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận:

Về nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận, hệ thống lập luận chặt chẽ.

Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu.

Câu 6: Những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt:

 "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.” (Phạm Văn Đồng).

III. Soạn bài ngắn nhất: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Câu 1: Bố cục gồm 2 phần: Phần mở đầu thể hiện tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay (đoạn 1, 2); Phần khai triển thể hiện vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt (các đoạn còn lại)

Câu 2: được giải thích khá rõ ràng bằng hai luận cứ  qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế thể hiện đặc trưng cơ bản và khả năng trong việc diễn tả, biểu cảm.

Câu 3: Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày hai chứng cứ: ý kiến của người nước ngoài về tiếng Việt (một thứ tiếng giàu chất nhạc) và y kiến cá nhân (phân tích, miêu tả các yếu tố trên các phương diện ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng). 

=> Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt.

Câu 4: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, 6 thanh điệu, cú pháp cân đối, từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ và khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại.

Câu 5: Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện, một hệ thống lập luận chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận, sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu.

Câu 6: Những ý kiến nói nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là

"Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp." (Bác Hồ)

IV. Soạn bài cực ngắn: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Câu 1: Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia 2 phần

  • Phần mở đầu: sự tự hào tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp (đoạn 1, 2). 
  • Phần khai triển: Tiếng Việt mang sức sống và vẻ đẹp  (các đoạn còn lại)

Câu 2: 2 luận cứ qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." đã giải thích được nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" 

=> những đặc trưng cơ bản và khả năng của tiếng Việt trong việc diễn tả.

Câu 3: Tác giả đã chứng minh, làm nổi bật vẻ đẹp của Tiếng Việt qua ý kiến cá nhân và ý kiến của người nước ngoài:

  • "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc"
  • Tiếng Việt được phân tích trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.

Câu 4: Sự phong phú trong tiếng Việt thể hiện ở mọi phương diện từ:hệ thống nguyên âm phụ âm, cú pháp đến từ vựng, cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt dồi dào và khả năng thích ứng với sự phát triển của thời đại.

Câu 5: Tác giả đã tạo nên nhiều điểm nổi bật trong bài văn:

  • Sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
  • Kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận, hệ thống lập luận chặt chẽ.

Câu 6: Những ý kiến về Tiếng Việt:

  • Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.
  • Bác Hồ: "Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp."
Tìm kiếm google: soan van 7 su giau dep cua tieng viet, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 ngan nhat

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net