Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Ý nghĩa văn chương

Soạn bài: Ý nghĩa văn chương - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Ý nghĩa văn chương cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Câu 2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Câu 3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý đó.

Câu 4: Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

- Nghị luận chính trị - xã hội;

- Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

-Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu xúc cảm;

- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

Câu 5: Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

II. Soạn bài siêu ngắn: Ý nghĩa văn chương

Câu 1: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Nghĩa của từ hai từ cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau 

Câu 2: Chú thích 5: Hình dung: ở đây được dùng như là danh từ, có nghĩa là hình ảnh, bóng hình:

Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người

Câu 3: Công dụng của văn chương

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên

Câu 4: a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b) Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

Câu 5: Giải thích câu ““Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”:

  • Văn chương có khả năng khơi gợi những xúc cảm bên trong con người
  • Văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người

Dẫn chứng: Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này.

III. Soạn bài ngắn nhất: Ý nghĩa văn chương

Câu 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người và bao trùm cả các loài vật. Các quan niệm về nghĩa của 2 từ cốt yếu có thể bổ sung cho nhau tuy các quan niệm khác nhau nhưng không loại trừ nhau.

Câu 2: Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống, qua văn chương ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Câu 3: Công dụng của văn chương là Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha, giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên.

Câu 4: a) Qua văn bản ý nghĩa văn chương ta thấy tác giả bàn đến công dụng và ý nghĩa của văn chương. Thế nên Văn bản  thuộc loại văn nghị luận văn chương.

b) Bài văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Câu 5: Câu ““Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” thể hiện khía cạnh về văn chương chính là khơi gợi cảm xúc, văn chương có khả năng rụng động cảm xúc của con người, nó còn gợi lên những tình cảm có sẵn trong ta trở nên rõ ràng hơn.

Dẫn chứng: Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua.

IV. Soạn bài cực ngắn: Ý nghĩa văn chương

Câu 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

  • Lòng thương người
  • Thương cả muôn vật, muôn loài.

Có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau

Câu 2: Dẫn chứng để làm rõ:

  • Văn chương là hình ảnh của cuộc sống, ăn chương phản ánh cuộc sống
  • Văn chương còn sáng tạo ra sự sống, qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người

Câu 3: Văn chương mang lại cho ta nhiều công dụng như: gây cho ta những tình cảm, giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha, giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp.

Câu 4: a. Chọn ý “Nghị luận văn chương” vì bài văn bàn luận đến các vấn đề về văn chương như ý nghĩa và công dụng của nó,

b. Chọn ý “Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh”

Câu 5: Tác giả thể hiện văn chương là chất xúc tác khơi gợi cảm xúc trong mỗi người, như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,… khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

Dẫn chứng: Bài thơ Lượm với hình ảnh cậu bé liên lạc khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat bai y nghia van chuong, soan van 7 ngan nhat, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com