Bài soạn siêu ngắn: Kiểm tra phần Văn - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Kiểm tra phần Văn - sgk ngữ văn lớp 7 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Chọn một câu ca dao đã học hoặc sưu tầm được, phân tích tình cảm...

Bài làm:

Chọn câu ca dao:

"Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?"

Tình cảm được diễn tả: nỗi niềm tiếc thương, đau đớn cho số phận long đong, lận đận của người phụ nữ xưa. Họ không được tự quyết định cuộc đời mình, mặc cho dòng đời xô đẩy. Họ cũng không có tiếng nói riêng, chỉ có thể gửi găm vào câu ca dao.

Biện pháp nghệ thuật:

  • So sánh: thân em như trái bần trôi
  • Câu hỏi tu từ => thể hiện sự băn khoăn
  • Phép đối: gió dập sóng dồi

 

Câu 2: Hãy lựa chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam...

Bài làm:

Chọn bài: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
  • Giá trị Nội dung: Ý thức độc lập chủ quyền và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm
  • Giá trị nghệ thuật: sử dụng từ ngữ đắt giá, giọng thơ đanh thép, âm hưởng hùng hồn, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 3: Chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán)...

Bài làm:

Có thể lựa chọn một trong các bài thơ Đường đã học sau: Xa ngắm thác núi Lư, cảm nghĩ tỏng đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

Câu 4: Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng...

Bài làm:

Trong bài Cảnh Khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Nghệ thuật miêu tả: thủ pháp so sánh, điệp ngữ lồng, sự quan sát tinh tế, mang đậm nét trữ tình

Trong bài Rằm tháng Giêng:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi 

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Nghệ thuật miêu tả: Điệp từ "xuân", sự quan sát tinh tế, hình ảnh gợi tình cảm, cảm xúc.

Như vậy qua hai bài thơ, ta thấy Bác là một người chiến sĩ có tâm hồn thi sĩ, Bác luôn yêu quý thiên nhiên, nhưng cũng luôn đặt con đường cứu nước lên hàng đầu.

Câu 5: Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả...

Bài làm:

Qua bài "Mùa Xuân của tôi", tác giả cho thấy lòng yêu quê hương sâu sắc và nỗi nhớ nhà da diết. "Mùa Xuân" của tác giả không phải chỉ là một mùa xuân trong năm, mà là khoảng thời gian gia đình đoàn tụ, cùng nhau tận hưởng không khí tràn đầy sức sống. Đó cxung là nỗi niềm của người xa xứ nói chung.

Câu 6: Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá tri...

Bài làm:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

Ý nghĩa: răn rạy con cháu nhớ về công lao xây dựng và giữ gìn đất nước của các vua Hùng. Và rộng hơn là phải biết ơn các bậc ông cha, cha chú đi trước đã hy sinh vì sự độc lập, tự do của nước nhà.

"Uống nước nhớ nguồn"

Ý nghĩa: Ghi nhớ, biết ơn những người đã giúp đỡ mình, nhất là khi mình hái được trái ngọt.

Câu 7: Nếu các luận điểm trong các bài nghị luận ở bài 20,21,23

Bài làm:

  • Bài 20 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta )
    • Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
    • Tinh thần yêu nước qua lịch sử và trong hiện tại.
    • Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.
  • Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt) : Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.
  • Bài 23 (Đức tính giản dị của Bác Hồ) :
    • Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
    • Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

Câu 8: Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7...

Bài làm:

Dẫn chứng: 
  • Đọc bài Bài học đường đời đầu tiên => ta nhận được bài học: không được kiêu căng, ngạo mạn, phải khiêm tốn và không ngừng học hỏi
  • Đọc Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng => gợi lên những tình cảm mẹ con sẵn có trong lòng mỗi người, từ đó biết trân trọng, yêu thương mẹ hơn.

Câu 9: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy...

Bài làm:

  • Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, sự việc, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng, hoặc tư tưởng chính của bài.
  • Nghệ thuật tương phản đối lập trong truyện Sống chết mặc bay: Sự vất vả chống lại lũ lụt của nhân dân và sự vố trách nhiệm, mải mê cờ bạc của quan lại, sự thống khổ của nhân dân khi đê vỡ và sự hả hê của quan khi ù bài. 
  • Tác dụng: Vạch mặt bọn quan lại, xã hội thối nát đương thời, khơi gợ sự đồng cảm với sự khổ cực của nhân dân.

Câu 10: Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện...

Bài làm:

Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy:
  • Sự lì lợm, không khuất phục trước mọi cám dỗ của ông
  • Tính cách mạnh mẽ, khí khái.
  • Thái độ khinh bỉ đối với tên thực dân phản bội Đảng xã hội.

Câu 11: Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính...

Bài làm:

  • Thành ngữ "Oan Thị Kính" : chỉ những nỗi oan khuất cùng cực không thể giãi bày cũng không thể minh oan được với ai.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com