[toc:ul]
[Luyện tập] Câu 1: a. Xếp các đại từ đã nhắc đến ở mục trên vào bảng dưới đây. / b. Nghĩa của đại từ mình trong câu “ cậu giúp đỡ mình với nhé” có gì khác nghĩa của từ mình trong câu ca dao sau đây...
Trả lời:
Ngôi/ Số | Số ít | Số nhiều |
1 | Tôi | Chúng tôi |
2 | Mày | Chúng mày |
3 | Nó | Chúng nó |
b. Sự khác biệt: ở câu a chỉ bản thân người nói, trong hai câu ca dao chỉ người nghe.
[Luyện tập] Câu 2: Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, con, cháu,... cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ: Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng...
Trả lời:
1. Hai tuần trước đây, cháu đã gặp Lan
2. Tối hôm ấy, ba về với con nhé
3. “Cái bống đi chợ cầu Cần
Thấy ba ông Bụt đang vần nồi cơm
Ông thì xới, đơm đơm
Ông thì ngồi đổ nồi cơm chẳng vần”
[Luyện tập] Câu 3: Các từ đế hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ: Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui...
Trả lời:
- Lan hát hay đến nỗi ai cũng phải khen
- Biết làm sao bây giờ?
- Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiều tính tình khác nhau
[Luyện tập] Câu 4: Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em nên xưng hô như thế nào cho lịch sự? Ở trường, ở lớp em, có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không? Nên ứng xử thế nào với hiện tượng đó?
Trả lời:
Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ: tôi, bạn, mình, tớ ,…
Ở lớp e có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự. Với hiện tượng đó cần tuyên truyền, giải thích để năng chừng mực, lễ phép.
[Luyện tập] Câu 5: Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga).
Trả lời:
- Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn trong tiếng Anh.
- Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.