[toc:ul]
Câu 1: Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Em không tán thành. Vì:
- Hai câu đầu còn bộc lộ sự ngạc nhiên bất ngờ, tâm trạng thao thức bâng khuâng.
- Hai câu sau còn cho thấy vẻ đẹp thu hút của ánh trăng.
Câu 2: Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối. a. So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối đều bước đầu hiểu thế nào là phép đối...
Trả lời:
a.
- Cử - đê (động từ)
- Đầu – đầu (danh từ)
- Vọng – tư ( động từ)
- Minh – cố (tính từ)
- Nguyệt – hương (danh từ)
b. Tác dụng của phép đối: Diễn tả hai tư thế, hai tâm trạng đồng nhất trong tâm hồn thi nhân => vừa tả cảnh, vừa thể hiện được tâm trạng của nhà thơ.
Câu 3: Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" “đê”- "tư" để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ?
Trả lời:
Bốn động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh. Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không biết là sương hay là trăng. Nhân vật ngẩng đầu lên xác nhận rồi lúc đó những kỉ niệm ùa về.
[Luyện tập] Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu: Đêm thu trăng sáng như sương / Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà. Dựa vào điều đã phân tích, nhận xét về hai câu thơ dịch....
Trả lời:
Hai câu thơ trên chưa diễn tả đúng nỗi nhớ của Lý Bạch.
Dịch:
Ánh trăng soi rọi đầu giường
Ngỡ ngàng mặt đất sương giăng lối mờ
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng vương
Cúi đầu sao thấy nhớ thương quê nhà