Bài soạn siêu ngắn: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) - sgk ngữ văn lớp 7 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu...

Bài làm:

  • Không thể lược bỏ trạng ngữ vì nếu thiếu nó câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định
  • Nếu lược bỏ trạng ngữ các câu trên, ta sẽ không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Câu 1: Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt? (1) Người Việt Nam ngày nay...

Bài làm:

  • Câu (2) không có chủ ngữ và vị ngữ, chỉ là thông tin bổ sung làm rõ, nhấn mạnh ý cho câu (1).
  • Có thể gộp câu (1) và câu (2) thành một câu.

Câu 2: Việc tách câu như trên có tác dụng gì ?

Bài làm:

  • Tác dụng: nhấn mạnh ý. Nếu gộp lại thì làm giảm đi sắc thái nhấn mạnh thông tin để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt.

Luyện tập 

Câu 1: Nêu công dụng của các trạng ngữ trong các đoạn trích...

Bài làm:

  • Tác dụng của các trạng ngữ:
  • Bổ sung ý nghĩa cho câu: về thời gian - (4), (5), (6), (7); về không gian, nơi chốn - , (3); về cách thức - (1); về phương diện - (8)

Câu 2: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây...

Bài làm:

  • Trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng : (1) Năm 72. (2) Trong lúc tiếng đờn... bồn chồn.
  • Tác dụng" nhấn mạnh thông tin

Câu 2: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riền trong các chuỗi câu dưới đây...

Bài làm:

Câu a:

  • Trạng ngữ: Năm 72.
  • Tác dụng: nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật.

Câu b:

  • Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn...li biệt, bồn chồn.
  • Tác dụng: làm nổi bật và nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt...

Bài làm:

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp." (Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)

=> Trạng ngữ là thành phần in đậm.

=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc giúp nội dung câu được đầy đủ, chính xác;

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net