[toc:ul]
Câu 1: Đọc các ví dụ sau trả lời câu hỏi: a. Hôm nay trời mưa...
Bài làm:
- Luận cứ: “Hôm nay trời mưa”, “Vì qua sách em học được nhiều điều”, “Trời nóng quá”.
- Bộ phận thể hiện ý định, tư tưởng của người nói: “Chúng ta không đi công viên nữa”, “ Em rất thích đọc sách”, “ đi ăn kem đi”.
Câu 2: Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau: a. Em rất yêu trường em...
Bài làm:
Bổ sung vào chỗ chấm:
a. vì nó rất đẹp
b. vì sẽ làm mất lòng tin của mọi người
c. Mệt quá
d. Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư nên
e. Đi tham quan sẽ biết thêm được nhiều điều mới lạ nên
Câu 3: Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói...
Bài làm:
a. phải ra ngoài
b. phải học thôi
c. khiến cho người khác khó chịu
d. cho nên phải làm gương cho các em
e. chẳng chịu chơi môn khác
Câu 4: Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội....
Bài làm:
So sánh:
- Giống nhau: đều là những kết luận.
- Khác nhau:
- Ở mục I. 2, lập luận được diễn đạt dưới hình thức là một câu, mang tính cảm tính, hàm ẩn, không tường minh.
- Ở mục II, lập luận được diễn đạt dưới hình thức là một tập hợp câu, mang tính khái quát, đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ.
- => Đặc điểm cơ bản của luận điểm: Ngắn gọn, tính khái quát cao, phương pháp luận mang khoa học, chặt chẽ.
Câu 5: Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ...
Bài làm:
- “Vì sao mà nêu ra luận điểm đó?”: Vì nó có tính khái quát và ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
- Nội dung: Sách là kho tri thức vô tận của con người, nuôi dưỡng con người về trí tuệ, tâm hồn;
- Sách cung cấp tri thức,thông tin, tíc lũy kinh nghiệm cho con người
- Làm tăng vốn sống, rèn luyện bản thân
- Luận điểm trên có cơ sở thực tế: sách mang lại nhiều lợi ích=> nhận rõ vai trò vô cùng quan trọng của sách.
- Luận điểm trên là linh hồn của bài viết vì nó thống nhất các đoạn văn thành một khối thông nhất
Câu 6: Em hãy đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng...
Bài làm:
1. Kết luận: Nhìn sự vật hiện tượng phải nhìn tổng thể
- Luận cứ:
- Quan sát phiến diện thì khó có thể đánh giá được chính xác bản chất.
- Điều đó giúp ta nắm bắt thực tế đời sống.
- Phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố của một vấn đề
2. Kết luận: Kiêu ngạo, huyênh hoang sẽ phải trả giá râ't đắt.
- Luận cứ: đưa ra các chi tiết trong truyện
- Lập luận theo trình tự thời gian, không gian rồi rút ra kết luận.