Bài soạn siêu ngắn: Sau phút chia ly - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Sau phút chia ly - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.

Trả lời:

Thể thơ song thất lục bát không giới hạn số câu, cứ 4 câu thơ được ghép thành 1 khổ, trong đó có 2 câu 7 chữ (song thất) và hai câu lục bá (1 câu 6 và 1 câu 8).

Cách hiệp vần:

  • Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
  • Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
  • Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2: Qua 4 câu khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?

Trả lời:

Phép đối: (chàng - thiếp, đi - về), phép lặp "thì" => nhấn mạnh nỗi buồn chia li

"Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" => không gian vời vợi, rộng lớn, nỗi buồn phủ lên cả cảnh vật.

Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?

Trả lời:

Nỗi sầu tăng cấp dần, từ "“cách ngăn” -> “mấy trùng”.

Phép đối: 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang": ngóng trông, nhớ thương chồng.

Hàm Dương (ở Thiểm Tây) - Tiêu Tương (Hồ Nam) => cách xa vời vợi nhưng vẫn ngoảnh lại mong nhìn thấy nhau.

Câu 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?

Trả lời:

Nỗi sầu đã tăng đến mức cực độ.

Các điệp từ diễn tả sự éo le, tuyệt vọng của ngóng trông.

Cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu => gợi ra không gian vô tận bao la =>sự vô vọng.

Câu 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?

Trả lời:

  • Điệp ngữ cách quãng: Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương/ Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. 

=> Gợi lên sự xa cách của không gian. 

  • Điệp ngữ đầu – cuối : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu/ Ngàn dâu xanh ngắt một màu 

=> nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Câu 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.

Trả lời:

Cảm xúc chủ đạo: nỗi sầu chia li, buồn vô tận của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng.

Ngôn ngữ và giọng điệu: mang sắc thái buồn

[Luyện tập] Câu 1: Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách: a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh /b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh /c. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh...

Trả lời:

a. mây biếc (mây xanh), núi xanh, xanh xanh ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt.

b.Các từ chỉ màu xanh có ý nghĩa khác nhau.

c. Tác dụng: Miêu tả màu sắc của thiên nhiên, Gợi không gian xa cách, nỗi sầu bao trùm con người và cảnh vật.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net