Bài soạn siêu ngắn: Một thứ quà của lúa non: Cốm - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Một thứ quà của lúa non: Cốm - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

Trả lời:

  • Bài tùy bút này nói về: cốm.
  • Các phương thức biểu đạt: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, bình luận.
  • Phương thức chủ yếu là: biểu cảm
  • Bài văn có 3 phần:
    • Phần 1: Từ đầu đến.... “thuyền rồng” => Nguồn gốc, sự hình thành cuả cốm.
    • Phần 2: Tiếp đến.... “nhũn nhặn” => Cảm nghĩ về giá trị cốm.
    • Phần 3: Phần còn lại => Bàn về sự thưởng thức cốm.

Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết: Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào? Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?

Trả lời:

  • Tác giả mở đầu với các hình ảnh: hương thơm lá sen, những bông lúa non cùng hương thơm của chúng, màu xanh của cánh đồng và những giọt sữa trắng thơm.
  • Yếu tố tạo nên tính biểu cảm: hình ảnh tươi đẹp, giàu sức gợi, tấm lòng trân quý và giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.

Câu 3: Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

Trả lời:

Tác giả nhận xét: Cốm chính là biểu tượng đặc trưng của vùng lúa nước Việt Nam, hồng biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa.

Sự hoà hợp tương xứng ấy được phân tích dựa trên hai phương diện: màu sắc và hương vị.

Câu 4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”...

Trả lời:

ĐÓ là lời nhận xét cô đọng, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng trân quý với "cốm". Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc và trân trọng những giá trị văn hóa của nước ta.

Câu 5: Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức...

Trả lời:

  • Thưởng thức: khi ăn thì ăn chút một, khi mua thì nhẹ nhàng nần niu.
  • Thưởng thức cốm bằng tất cả các giác quan để cảm nhận vẻ đẹp về cả hình thức và hương vị của cốm.

=> Niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mản đất, con người Hà Nội.

Câu 6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.

Trả lời:

Phân tích đoạn văn “Cốm phải ăn từng chút ít... thanh đạm của loài thảo mộc”.

Qua đoạn trên tác giả nói về sự tinh tế trong thưởng thức cốm, từ việc ngắm nhìn đến khi ăn phải như thế nào được miêu tả bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Cùng với những từ ngữ trân trọng như thức quà, thức dâng, lộc trời => nét đặc sắc trong ngòi bút Thạch Lam.

[Luyện tập] Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.

Trả lời:

Sáng nay trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những mùa thu đã xa

                       (Nguyễn Đình Thi)

     Gắng công kén họ cốm Vòng

Kến Hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui

                                       (Ca dao)

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com