Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát than thân - Ngứ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát than thân - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Trả lời:

Con cò mà đi ăn đêm.

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...  

Người nông dân mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình vì con cò phải lặn lội mò cua bắt ốc vào đêm tối, trong những điều kiện khắc nghiệt giống như người nông dân phải lao động cực nhọc để nuôi sống bản thân và gia đình.

Câu 2: Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

Trả lời:

“lận đận”, “lên thác xuống ghềnh” => Cuộc đời cò cơ cực, vất vả

Sự đối lập "nước non" >< "một mình",... => cảnh lẻ loi, cô độc trong thế giới bao la.

"bể kia đầy" >< "ao kia cạn" =>sự éo le của cuộc đời

Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công.

Câu 3: Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Trả lời:

"Thương thay": thương cho những thân phận khốn khổ nhưng cũng là chính mình. 

Sự lặp lại cụm từ này đã tô đậm nhiều hoàn cảnh khốn khổ khác nhau, thể hiện lòng thương xót cho các cảnh ngộ ấy và cảnh ngộ bản thân mình.

Câu 4: Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?

Trả lời:

Thương con tằm => thương con người lao động suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực. 

Thương con kiến => Thương những số phận nhỏ nhoi, vất vả cả đời nhưng vẫn nghèo khó.

Thương con hạc => Thương những số phận lận đận, phiêu bạt

Thương con cuốc => Thương những số phận thấp cổ bé họng, oan trái.

Câu 5: Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Trả lời: 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

 

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa, giống nhau ở việc mở đầu bằng cụm từ thân em và sử dụng các hình ảnh ví von so sánh.

Câu 6: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Trả lời:

"Thân em như trái bần trôi”=> cuộc đời nghèo khổ, buồn đau,  đắng cay.

“gió dập”, ”sóng dồi” "biết tấp vào đâu” => cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ  bé, lênh đênh, chìm nổi, không được quyết định cuộc sống của mình.

[Luyện tập] Câu 1: Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao?

Trả lời:

  • Về nội dung: đều than thân, đều có nét phản kháng và diễn tả những số phận trong xã hội cũ.
  • Về nghệ thuật: thể thơ lục bát, các biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại,điệp từ, điệp ngữ,... sử dụng thành ngữ và cách nói: thân em, thân cò, con cò…
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com