Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Tiếng gà trưa

Soạn bài: Tiếng gà trưa - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tiếng gà trưa cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

Câu 2: Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà gáy trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả.

Câu 3: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu dược thể hiện trong bài thơ?

Câu 4: a. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ thơ.

b. Câu thơ “Tiếng gà trưa” trưa được lặp nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Câu 5: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ.

II. Soạn bài siêu ngắn: Tiếng gà trưa

Câu 1: Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ, kỉ niệm tuổi thơ bên bà ùa về.

Mạch cảm xúc: hiện tại – quá khứ - hiện tại.

Câu 2: Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà gáy trưa:

  • Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng.
  • Tiếng mắng đầy yêu thương khi một lần người cháu tò mò xem gà đẻ trứng.
  • Hình ảnh người bà chắt chiu, tảo tần với từng quả trứng.

=> Tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, những kí ức bên bà vẫn luôn được lưu giữ.

Câu 3: Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu dược thể hiện trong bài thơ: 

  • Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó.
  • Bà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn.
  • Nười cháu thì luôn yêu thương, xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà.

Câu 4: a. Nhận xét về cách gieo vần, về số câu:

Số lượng dòng thơ trong mỗi khổ rất đa dạng: 4 dòng (khổ 6), 6 dòng (khổ 5), 7 dòng (khổ 1), 10 dòng (khố cuối). Ví dụ : xa - nhỏ - ở - ta - trưa - mỏi – thơ.

b. Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần và có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7).

Tác dụng: tạo điểm nhấn cho bài thơ, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu, nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Câu 5: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu: Tình bà cháu thiêng liêng, cao cả. Người bà luôn hi sinh, tảo tần để chăm lo cho cháu. Trong lòng người cháu trào dâng tình yêu thương, lòng biết ơn về sự hi sinh, tảo tần của bà. Tiếng gà gáy quê hương và tình yêu thương bên bà đã góp phần thôi thúc người cháu quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương.

III. Soạn bài ngắn nhất: Tiếng gà trưa

Câu 1: Cảm hứng của tác giả là âm thanh tiếng gà nhà ai nhảy ổ dừng chân nghỉ ngơi lúc đi trên đường hành quân xa. Ta thấy mạch cảm xúc của truyện là: hiện tại rồi quá khứ rồi quay về hiện tại.

Câu 2: Những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ như: đàn gà mái mơ bên ổ trứng, tiếng mắng yêu của bà, người bà tảo tần với những quả trứng để mua cho cháu quần áo mới. => tâm hồn trong sáng, hồn nhiên như em bé nhỏ của tác giả, nhớ những kí ức bên bà.

Câu 3: Tình cảm bà cháu hiện lên trong bài thật trân quý, người bà luôn chăm lo, lo lắng, dành sự tốt đẹp cho đứa cháu. Cháu thì dù xa quê vẫn luôn nhớ về người bà.

Câu 4: a. Ở bài thơ này số lượng dòng thơ trong mỗi khổ rất đa dạng: 4 dòng (khổ 6), 6 dòng (khổ 5), 7 dòng (khổ 1), 10 dòng (khố cuối).

b. Câu thơ Tiếng gà trưa:

  • Được lặp lại 4 lần
  • Có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7)

=> cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, nhắc nhớ chiến sĩ bảo vệ quê hương.

Câu 5: Cảm nghĩ về tình bà cháu: Đó là thứ tình cảm đáng ngưỡng mộ. Đó là người bà dù vất vả, tảo tần những vẫn đem lại những điều tốt nhất cho cháu. Đó là hình ảnh người cháu dù xa quê hương những tim vẫn nhớ về bà, lo lắng cho bà. Tiếng gà gáy quê hương và tình yêu thương bên bà đã góp phần thôi thúc người cháu quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương.

IV. Soạn bài cực ngắn: Tiếng gà trưa

Câu 1: Khi nghỉ chân bên xóm nhỏ trên đoạn đường hành quân nhọc nhằn, tác giả đã nghe thấy tiếng gà nhà ai đang nhảy ổ và từ đó gợi lên cảm hứng sáng tác bài thơ. Mạch cảm xúc của bài được tác giả xây dựng từ hiện tại – quá khứ - hiện tại.

Câu 2: Hình ảnh đàn gà mái bên ổ trứng, tiếng mắng của bà khi cháu tò mò về ổ trứng hay hình ảnh người bà vất vả, tảo tần choc ho cháu làm tác giả nhớ đến những kỉ niệm lúc bé thơ cùng những kí ức đẹp đẻ bên bà.

Câu 3: Tình cảm bà cháu thật đáng ngưỡng mộ trong bài: Bà là người chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn, còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. 

Câu 4: Câu 4: a. Cách gieo về số câu trong thơ khá đặc biệt: 4 dòng (khổ 6), 6 dòng (khổ 5), 7 dòng (khổ 1), 10 dòng (khố cuối).

b. Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần và đứng đầu trong mỗi khổ 2, 3, 4, 7

=> Tiếng gà trưa thôi thúc trong lòng người chiến sĩ về kỉ niệm thời thơ ấu, nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Câu 5: Tiếng gà gáy quê hương và tình yêu thương bên bà đã góp phần thôi thúc người cháu quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương. Những kỉ niệm xưa luôn luôn là những kỉ niệm đẹp đẻ không bao giờ quên. Hình ảnh người bà, người cháu yêu thương, che chở cho nhau khiến người đọc cảm động, xao xuyến.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai tieng ga trua, soan van 7 cuc ngan, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com