Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya

Câu 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

II. Soạn bài siêu ngắn: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Câu 1: Chọn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”

Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa cũng vô cùng phong phú. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được gợi cảm hứng từ đêm ngắm trăng mà nhớ về quê hương của ông.

Sự liên tưởng của tác giả khiến tôi nhớ tới câu ca dao trong dân gian khi miêu tả về cảnh đẹp của phủ Tây Hồ: 

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Làn sương khói mênh mông trên mặt hồ tĩnh lặng trong không khí của trời thu khiến cho phủ Tây Hồ mang một vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm. Trong thơ của Lí Bạch, không gian được mở ra với ánh trăng tràn ngập. Tôi hình dung về một đêm trăng sáng của những ngày rằm - khoảng thời gian mà trăng tròn, to, sáng và đẹp nhất. Lúc này trăng đã lên cao, ánh sáng từ bầu trời trong vắt đổ xuống thế gian khiến cho mặt đất được nhuộm một màu vàng mà trong con mắt của tác giả ánh sang vàng ấm áp, trong vắt ấy là màn sương đang phủ trên mặt đất. Có lẽ vì thế mà bao trùm lên toàn bộ không gian là thứ ánh sáng như mơ màng kì diệu của quá khứ, của tình yêu và nỗi nhớ:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

Mỗi lẫn ngắm ánh trăng sáng thì lòng con người ấy lại nhớ về quê hương, về thiên nhiên và những kỉ niệm của thời thơ ấu. Ngẩng đầu để nhìn ảnh trăng như ánh sáng của quá khứ chiếu rọi vào sâu trong tâm hồn để gợi nhắc về những ngày tháng sống ở quê nhà. Trăng ở nơi nào mà không giống nhau? Nhưng với những người con xa quê, khi nỗi nhớ vẫn luôn dằn vặt, đau đáu trong lòng như Lí Bạch thì trăng ở nơi nào cũng không đẹp bằng ánh trăng ở quê nhà, và nhìn mọi thứ trong cuộc sống ở xung quanh, ông đều nhớ tới quê hương của mình. 

Đọc thơ của Lí Bạch, ta như được tắm mình trong ánh trăng. Trăng càng đẹp, nỗi nhớ quê nhà của con người ấy lại càng da diết, thấm thía. Đêm trăng thanh tĩnh dường như trở thành không gian để con người ấy có thể đối diện với tâm hồn và cảm xúc thật của chính mình.

Câu 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nghĩ khái quát của bản thân về tác phẩm. 

Thân bài: 

  • So sánh cảm hứng trong bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lí Bạch với bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) của Hạ Tri Trương
  • Tĩnh dạ tứ là cảm xúc của một người con xa quê nhớ về quê nhà khi nhìn ngắm ánh trăng trong đêm khuya thanh tĩnh
  • Hồi hương ngẫu thư là sự xót xa, cay đắng của người con khi đứng ngay trên mảnh đất của quê hương mình mà lại bị xem như một người "khách" - một kẻ hoàn toàn xa lạ.
  • Sự thay đổi của người con xa quê sau 50 năm dốc sức gây dựng sự nghiệp: thành tiến sĩ, làm quan và sống tại kinh đô Trường An, được vua, thái tử và quan lại trong triều yêu quý, kính trọng; mọi thứ thay đổi, chỉ duy nhất tấm lòng và giọng quê của ông là không thay đổi.
  • Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ khiến cho con người ấy vừa buồn cười, vừa đau lòng: Tấm lòng thủy chung, ân nghĩa với quê hương lại bị phủ nhận bởi chính câu hỏi hồn nhiên kia khiến cho tác giả thấy hụt hẫng, buồn rầu.

Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân về bài thơ

III. Soạn bài ngắn nhất: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Câu 1: Chọn phát biểu cảm nghĩ bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”

Quê hương luôn gợi lên những cảm xúc bất tận cho người thi sĩ. Sau hơn 50 năm xa quê, Hạ Tri Trương đã quay trở về quê nhà, nhưng những gì ông nhận được ngay ngày đầu tiên quay lại khiến con người ấy cảm thấy xót xa, buồn tủi mà viết nên bài Ngầu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Cùng viết về quê hương nhưng Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là nỗi nhớ về quê cũ của người con xa xứ thì Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương là cảm xúc của tác giả khi ông đã trở về quê sau một thời gian dài xa xứ. Ông bị xem như "khách" lại chơi chốn này chứ không phải là một người con trở về với quê hương của mình nữa. Cảm xúc khi ấy xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng đó là nỗi cay đắng, xót xa mà trào dâng ra ngòi bút của người nghệ sĩ.

Xa quê từ khi còn rất nhỏ, Hạ Tri Chương đã xây dựng cho mình công danh, sự nghiệp vang dội. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An - chốn phồn hoa, đô thị hoàn toàn khác với quê hương nơi ông từng sống. Ông được vua Đường Huyền Tông, thái tử và quan lại trong triều nể trọng. Điều ấy đã chứng tỏ được giá trị, tài năng và nhân cách của con người ấy. Dù thế nào thì con người cũng phải có quê hương, cũng phải quay trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình, như một quy luật tất yếu của đời sống.

Hơn 50 năm lang bạt nơi quê người, ra đi khi còn trẻ, lúc trở về tóc đã hoa râm. Tuổi tác đã hiện hữu trên khuôn mặt, mái tóc, trên hình hài của con người ấy. Chỉ có duy nhất một thứ tác giả vẫn giữ đó chính là "giọng quê" - nét đặc trưng của vùng quê thân thuộc của ông. Người đọc dường như có thể cảm nhận được sự háo hức, mong chờ, bùi ngùi của người con xa quê đã quá lâu nay mới có dịp được trở về. Và ta cũng có thể hình dung theo lẽ thông thường, con người đã làm rạng danh quê hương ấy sẽ được chào đón trong sự hân hoan, vui mừng của người dân quê nhà, và chính ông cũng sẽ vui mừng, hạnh phúc nhưng có vẻ như đó không phải là cảm xúc của ông trong ngày đầu tiên về lại quê nhà, bởi:

 Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Câu hỏi hồn nhiên của những đứa trẻ đã biến một con người thủy chung, ân nghĩa với quê hương thành "khách" - một kẻ hoàn toàn xa lạ với mảnh đất này. Quê hương đã thay đổi, bạn bè thân thiết có lẽ cũng không còn, chỉ có những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép và hiếu khách chào đón ông với câu hỏi khiến con người ấy lặng đi. Giọng điệu như hóm hỉnh, hài hước nhưng vẫn ẩn chứa nỗi đau đớn, xót xa khi đứng trên mảnh đất quê hương nhưng lại bị xem như một người khách hoàn toàn xa lạ.

Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

Câu 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Mở bài: Cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm, giới thiệu tác giả, khái quát chung. 

Thân bài: 

  • So sánh 2 bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lí Bạch với bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) của Hạ Tri Trương: về cảm hứng sáng tác, hình ảnh nổi bật.
  • Sự son sắc, thủy chung của tác giả với quê hương, sau 50 năm dù đã thành công trên con đường sự nghiệp (thành tiến sĩ, làm quan, được vua, thái tử và quan lại trong triều yêu quý,…) nhưng ông vẫn giữ tấm lòng và giọng quê.
  • Phân tích câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: Tấm lòng thủy chung, ân nghĩa với quê hương lại bị phủ nhận bởi chính câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ khiến cho tác giả vừa buồn cười, vừa đau lòng.

Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân về bài thơ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Câu 1: Chọn phát biểu cảm nghĩ bài thơ: “Cảnh khuya”

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà chính trị tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mà Bác còn được biết đến với tư cách là một người nghệ sĩ với tâm hồn phóng khoáng, yêu đời và tự do. Bài thơ Cảnh khuya ra đời năm 1947, khi Bác đang sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với ngôn ngữ giản dị, trong sáng nhưng vẫn hiện lên tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và sự trăn trở, suy tư của Bác với non sông, đất nước.

Hình ảnh hiện lên là buổi đêm vô cùng tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc. Tôi hình dung về khoảng không rộng lớn của thiên nhiên, khi trăng lên lên cao vút, ánh sáng chiếu xuyên qua từng kẽ lá, tạo nên những vệt sáng lốm đốm dưới mặt đất như những đóa hoa. Tiếng suối chảy róc rách chảy trong đêm lại đặc biệt trong trẻo, tinh khôi như tiếng hát. Âm thanh ấy lại gợi cho tôi về tiếng suối trong những vần thơ của Nguyễn Trãi trước đây:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Cả hai câu thơ đều là âm thanh tiếng suối nhưng tiếng suối trong mỗi bài hiện lên với vẻ đẹp khác nhau. Nếu tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi là tiếng suối ở Côn Sơn, rì rầm như tiếng đàn cầm du dương, thanh thoát thì tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối ở Việt Bắc trong trẻo, cao vút như tiếng hát của người ca sĩ. Dù thế nào thì những âm thanh tưởng như vô thức ấy cũng hiện lên trong những câu chữ của cả hai người nghệ sĩ với những cung bậc, tình cảm, cảm xúc tuyệt vời.

Người ta cứ nghĩ, thiên nhiên là cái mà Hồ Chí Minh hướng tới, nhưng không, con người suy tư về vận mệnh của đất nước mới chính là tâm điểm của bức tranh:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà vẫn đang bị giày xéo dưới gót giày của kẻ xâm lược, nhân dân vẫn đang lầm than, è cổ chịu sự áp bức thì người lãnh tụ làm sao có thể ngon giấc được? Thiên nhiên có đẹp đến mấy, thơ mộng đến mấy, âm thanh có trong trẻo, có du dương đến mấy mà con người phải sống trong cảnh nô lệ, tù đày thì cũng không còn ý nghĩa gì cả. Hình bóng của người chiến sĩ cách mạng bỗng trở nên kì vĩ, lớn lao hơn bao giờ hết. Không phải vì bóng dáng của Người trong đêm tối tĩnh mịch được ánh trăng cắt hình trên nền đất mà chính vì suy nghĩ, trăn trở lớn lao của Người với vận mệnh của non sông, đất nước.

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng với suy tư về cuộc chiến nhưng lại mở ra trong lòng người đọc một tấm lòng của con người hết lòng vì dân, vì nước, đấu tranh vì quyền tự do, dân chủ cho con người. 

Câu 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Mở bài: Những cảm nhận chung của em đối với bài thơ, giới thiệu tác giả, tác phẩm. 

Thân bài: 

So sánh 2 bài thơ 

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch 
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Trương 

=> những đặc sắc trong bài, cảm hứng của tác giả trong từng bài.

Phân tích hình ảnh tác giả vẫn giữ nguyên tấm lòng với quê hương cùng giọng nói không thay đổi => sự thủy chung của người con xa quê dù sau 50 năm dốc sức gây dựng sự nghiệp vẫn không đổi thay.

Phân tích câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: Tấm lòng thủy chung, ân nghĩa với quê hương lại bị phủ nhận bởi chính câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ 

=> điều này khiến tác giả thấy hụt hẫng, buồn rầu.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com