[toc:ul]
Câu 1: Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 2: Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối.
a. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối
b. Phân tích tác dụng của phép đối ấy
Câu 3: Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" - “đê”- "tư" để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.
Câu 1: Em không đồng ý với ý kiến. Vì
Hai câu đầu còn thể hiện sự thao thức trằn trọc => trong cảnh có tình
Hai câu cuối còn thể hiện hình ảnh trăng => trong tình có cảnh
Câu 2: a. So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng trong hai câu thơ cuối ta thấy hai câu giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương.
b. Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.
Câu 3: Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), để (cúi) và tư (nhớ) diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Tạo nên mối quan hệ vừa chặt chẽ, vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau, là bốn mốc quan trọng trong cảm xúc của nhà thơ.
Câu 1: Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác. Vì: hai câu đầu thiên về tả cảnh nhưng trong cảnh có tình, ngược lại hai câu sau thiên về tả tình nhưng trong tình có cảnh.
Câu 2: a. Phép đối ở 2 câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương => hai câu giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ.
b. Tác dụng phép đối: tâm trạng nhớ quê da diết của nhà thơ.
Câu 3: Bốn động từ “nghi”- "cử" - “đê”- "tư":
Diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương
Tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh
=> bốn mốc quan trọng trong cảm xúc của nhà thơ, vừa chặt chẽ, vừa đối lập, vừa thống nhất.
Câu 1: Em không đồng ý với ý kiến hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tinh vì hai câu đầu còn thể hiện sự thao thức trằn trọc ( trong cảnh có tình), hai câu cuối còn thể hiện hình ảnh trăng (trong tình có cảnh).
Câu 2: a. Phép đối ở 2 câu cuối giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ (Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương)
b. Tác dụng phép đối: tâm trạng nhớ quê da diết không nguôi.
Câu 3: bốn động từ “nghi”- "cử" - “đê”- "tư" diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương, là bốn mốc quan trọng trong cảm xúc của nhà thơ
=> chặt chẽ, đối lập, thống nhất