Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tìm hiểu chung về văn biểu cảm cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1:  So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ một đến ba đoá ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

(Theo Từ điển bách khoa nông nghiệp)

b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thich cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khoẻ, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi)

Câu 2: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

Câu 3: Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết.

Câu 4: Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

II. Soạn bài siêu ngắn: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Câu 1: Đoạn văn 2 có giá trị biểu cảm. Vì nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường, miêu tả nét đẹp của hoa để gợi tình cảm yêu hoa, sử dụng yếu tố tự sự kể lại về thời gian khi ngắm nhìn cây hoa hải đường vừa nêu cảm xúc khi nhìn thấy nó.

Câu 2: Nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

  • Bài “Nam quốc sơn hà”: tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự lực dũng cảm, tự hào, lòng câm thù giặc.
  • Bài “Phò giá về kinh”: tình cảm trung quân ái quốc, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công, lo lắng cho tương lai dân tộc.

Câu 3: Một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay:

  • Những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người
  • Lòng yêu nước
  • Viếng lăng Bác

Câu 4: Một đoạn văn tiêu biểu: Lòng yêu nước – Ê-ren-bua

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. 

III. Soạn bài ngắn nhất: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Câu 1: Đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tả về đặc điểm cây hoa hải đường dưới góc độ sinh học.

Đoạn 2 có tính biểu cảm vì:

  • Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường
  • Gợi tình cảm yêu hoa
  • Nêu cảm xúc khi nhìn thấy hoa

Câu 2:  Bài “Nam quốc sơn hà”: biểu cảm tình yêu đất nước và lòng câm thù giặc sâu sắc.  Bài “Phò giá về kinh”: thể hiện tình cảm trung quân ái quốc, tự hào, kiêu hãnh lo lắng cho vận mệnh dân tộc.

Câu 3: Một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết: Cổng trường mở ra, Viếng lăng Bác.

Câu 4: Sưu tâm một số đoạn văn biểu cảm: Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

IV. Soạn bài cực ngắn: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Câu 1: Đoạn 1 không phải là văn biểu cảm. Đoạn 2 có tính biểu cảm vì: nhà văn bộc tình cảm yêu tích hoa hải đường, nêu lên cảm xúc khi nhìn thấy hoa.

Câu 2: Bài “Sông núi nước Nam” là tình cảm và lòng câm thù

Bài “Phò giá về kinh” là tình cảm trung quân ái quốc, tự hài, kiêu hãnh, lo lắng.

Câu 3: Có rất nhiều tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7 là những tác phẩm trữ tình như thơ ca, văn xuôi, truyện ngắn như Cổng trường mở ra, Viếng lăng Bác,….

Câu 4: Một số đoạn văn biểu cảm: Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Mai về miền Nam thương trào nước mắt 

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây 

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai tim hieu chung ve van bieu cam, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com