Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Qua đèo Ngang

Soạn bài: Qua đèo Ngang - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Qua đèo Ngang cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

Câu 2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? .

Câu 4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

Câu 6: Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

II. Soạn bài siêu ngắn: Qua đèo Ngang

Câu 1: Bài Qua đèo Ngang thuộc thể thơ Đường luật

  • Số câu : 8 câu (bát cú)
  • Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
  • Hiệp vần : ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 - 8 tất cả đều thanh bằng và một vần duy nhất
  • Phép đối : trong mỗi bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2: Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”. 

Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..

Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết:

  • Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ.
  • Thời gian: chiều tà.
  • Âm thanh: quốc quốc, đa đa.
  • Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.

Câu 4: Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Nơi đây thấp thoáng sự sống của con người nhưng thưa thớt và ít ỏi.

Câu 5: Tâm trạng  Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang là tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác được miêu tả:

  • Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.
  • Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng”.

Câu 6: Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn ấy. Nỗi cô đơn, hiu quạnh như đang xâm chiếm quanh tâm hồn nhà thơ.

III. Soạn bài ngắn nhất: Qua đèo Ngang

Câu 1: Bài Qua đèo Ngang thuộc thể thơ Đường luật có 8 câu (bát cú), 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn), hiệp vần ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8, trong mỗi bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2: Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được khắc họa vào thời điểm cuối của một ngày, lúc chiều tà, gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người xa quê.

Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được tác giả khắc hóa rõ nét qua những chi tiết như núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, mặt trời xuống núi, âm thanh của cuốc cuốc, đa đa, tiều vài chú, chợ mấy nhà.

Câu 4: Cảnh tượng đèo Ngang: hoang sơ, vắng vẻ,  có sự xuất hiện có con người nhưng lại gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.

Câu 5: Tâm trạng buồn man mác của người lữ khách tha hương được tác giả miêu tả qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa (mượn cảnh nói tình) và câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta” (trực tiếp tả tình).

Câu 6: Ta thấy được Nỗi cô đơn, hiu quạnh như của nhà thơ và sự nhỏ bé của nữ thi sĩ trong một không gian rộng lớn qua cách diễn đạt “mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la”.

IV. Soạn bài cực ngắn: Qua đèo Ngang

Câu 1: Kết cấu của một bài thơ Đường luật bao gồm:

  • 8 câu (bát cú)
  • 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn), 
  • Có hiệp vần ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8, 
  • 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2: Cảnh chiều tà trong bài Qua đèo Ngang cho thấy sự cô đơn, vắng lặng, là nổi buồn của những người xa xứ.

Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người nơi đây trong buổi chiều tà như núi rừng, mặt trời xuống núi, âm thanh của cuốc cuốc, đa đa, tiều vài chú, chợ mấy nhà.

Câu 4: Cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan:

  • Hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non hùng vĩ.
  • Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà gợi cảm giác buồn.

Câu 5: Qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa (mượn cảnh nói tình) và câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta” (trực tiếp tả tình), tác giả đã nói lên tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác.

Câu 6: Khi nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang ta thấy cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 bai qua deo ngang

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com