Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Những câu hát châm biếm

Soạn bài: Những câu hát châm biếm - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Những câu hát châm biếm cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

Câu 2: Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự..

Câu 3: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

Câu 4: Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này? 

II. Soạn bài siêu ngắn: Những câu hát châm biếm

Câu 1: Chân dung của chú tôi:

  • Là người nát rượu nghiện ngập 
  • Là người thích hưởng thụ ăn chơi
  • Là người lười biếng lao động

Hai dòng đầu bài ca dao có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất dẫn dắt, giới thiệu nhân vật

Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếngthích ăn chơi rượu chè. 

Câu 2: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói qua đó phê phán hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội.

Những bài ca dao có nội dung tương tự:

Thầy bói ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

Câu 3: Trong bài ca dao 3: con cò tượng trưng cho người nông dân; Cà cuống tượng trưng cho những kẻ có vai vế, địa vị; Chim ri và chào mào tượng trưng cai lệ, lính lệ; Chim chích tượng trưng anh mõ đi rao việc

Tác giả chọn các con vật để miêu tả để qua đó dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người. 

Cảnh trong bài trong phù hợp với đám tang qua đó tác giả muốn phê phán thủ tục lạc hậu trong xã hội xưa.

Câu 4: Chân dung cậu Cai:

  • Vẻ ngoài: Cai tức là cai lệ, chức thấp; Đầu đội nón dấu lông gà; Ngón tay đeo nhẫn.
  • Bên trong là “ba năm mới có một chuyến sai”,“ áo lẫn quần đền không có phải đi mượn đi thuê”

Nghệ thuật châm biếm trong bài: miêu tả có tính chất điểm xuyết, Nghệ thuật phóng đại, khéo léo chọn từ xưng hô là: cậu cai.

III. Soạn bài ngắn nhất: Những câu hát châm biếm

Câu 1: Chân dung của chú tôi là người nát rượu nghiện ngập , thích hưởng thụ ăn chơi và lười biếng. 

Hài dòng đầu mang tính chất dẫn dắt, giới thiệu nhân vật. 

Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếngthích ăn chơi rượu chè. 

Câu 2: Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy tác giả đang nhai lại lời thầy bói. 

Bài ca dao châm biếm hiện tượng mê tin dị đoan.

Những bài ca dao tương tự:

Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

Câu 3: Mỗi loài vật tương trưng cho một lớp người trong xã hội:  

Con cò hiện thân cho người nông dân; Cà cuống hiện thân cho những kẻ có vai vế, địa vị; Chim ri và chào mào hiện thân cho cai lệ, lính lệ; Chim chích hiện thân anh mõ đi rao việc. 

Tác giả dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người bằng việc chọn các con vật để miêu tả để qua đó 

Ta thấy cảnh tượng trong bài không phù hợp với đám tang. Bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ.

Câu 4: Chân dung cậu Cai là Cái vỏ bên ngoài thì oai phong, sĩ diện, thích khoe khoang nhưng bên trong thì rỗng nát. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật châm biếm để khắc họa hình ảnh Cậu Cai qua cách miêu tả có tính chất điểm xuyết, nghệ thuật phóng đại, khéo léo chọn từ xưng hô.

IV. Soạn bài cực ngắn: Những câu hát châm biếm

Câu 1: Chân dung của chú tôi là người nát rượu nghiện ngập , thích hưởng thụ ăn chơi và lười biếng. Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếngthích ăn chơi rượu chè. Hài dòng đầu mang tính chất dẫn dắt, giới thiệu nhân vật. 

Câu 2: Tác giả dân gian đã nhai lại lời thầy bói để nhằm mục đích châm biếm hiện tượng mê tin dị đoan.

Những bài ca dao tương tự:

Số thầy là số lôi thôi, 

Quanh năm chỉ những chùi nồi cả năm. 

Câu 3: Trong bài ca dao số 3, mỗi con vật đều tượng trưng cho một hạng người trong xã hội:

  • Con cò: người nông dân
  • Cà cuống: những kẻ có vai vế, địa vị
  • Chim ri và chào mào : cai lệ, lính lệ
  • Chim chích: anh mõ đi rao việc

Việc chọn các con vật để miêu tả để qua đó dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người. Cảnh tượng trong bài không phù hợp với đám tang. Bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ.

Câu 4: Chân dung cậu Cai được miêu tả bên trong và ngoài đối lập nhau, Vẻ ngoài: Đầu đội nón dấu lông gà; Ngón tay đeo nhẫn. Bên trong nghèo nát “ba năm mới có một chuyến sai”,“ áo lẫn quần đền không có phải đi mượn đi thuê”.

Nghệ thuật châm biếm đặc sắc qua cách miêu tả có tính chất điểm xuyết, Nghệ thuật phóng đại, cách khéo léo chọn từ xưng hô.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 sieu ngăn, bai soan van 7

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com