Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Cuộc chia tay của những con búp bê

Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Cuộc chia tay của những con búp bê cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1. Đọc kĩ văn bản để nắm được: Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?

Câu 2. Hãy suy nghĩ và thảo luận với các bạn trong nhóm về các điểm sau:

a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?

b. Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không? (Búp bê có chia tay không, vì sao chúng phải chia tay, búp bê có lỗi mà phải chia tay?)

Câu 3. Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai an hem Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.

Câu 4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con bút bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Theo em, có cách nào để giải quyết được những mâu thuân ấy không? Kết thúc truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì?

Câu 5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất, vì sao?

Câu 6. Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

Câu 7. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?

II. Soạn bài siêu ngắn: Cuộc chia tay của những con búp bê

Câu 1: Truyện viết về cuộc chia tay giữa hai anh em Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn mà hai anh em mỗi người một ngả

Nhân vật chính của truyện là hai anh em Thành và Thủy.

Câu 2:

a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Lựa chọn ngôi kể này giúp truyện có tính chân thật cao hơn vì người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra.

b. Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện. Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên đáng yêu. Tình huống gây đau lòng.

Câu 3: Những chi tiết 2 anh em yêu thương nhau:

  • Khi Thành đi đá bóng bị rách áo, Thuỷ đã mang kim ra tận sân vận động để vá áo cho anh.
  • Thành thường giúp em mình học
  • Thành đã nhường hết đồ chơi cho em, chia đồ chơi

Câu 4: Thủy đã giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?” cho thấy được sự mâu thuẩn giữa 2 anh em. Nếu bộ mẹ không li hôn nhau nữa thì sẽ giải quyết được mâu thuẩn. 

Kết thúc truyện, Thủy quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. Điều đó đã khiến em cảm thấy đau xót, thương tiếc cho 2 anh em, mong muốn 2 anh em đoàn tụ.

Câu 5: Chi tiết làm cô giáo bàng hoàng: “Em không dám nhận… Em không đi học nữa”, “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm”

Chi tiết khiến em cảm động: “cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng”. 

Câu 6: Ta thấy được nổi đau trong Thành và Thủy. Đó là nổi đau xót của sự chia li, xa cách, về những thiếu thốn tình cảm  gia đình.

Câu 7: Qua câu chuyện tác giả muốn gửi gấm mái ấm gia đình là một tài sản vô cùng quý giá, nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.

III. Soạn bài ngắn nhất: Cuộc chia tay của những con búp bê

Câu 1: Bố mẹ li hôn nên Thành và Thủy phải xa nhau, mỗi người một ngã. Đó là cuộc chia ly giữa Thành và Thủy. Nhân vật chính của truyện là hai anh em Thành và Thủy.

Câu 2: 

a. Tác giá lựa chọn ngôi kể là ngồi thứ nhất vì người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra, giúp truyện có tính chân thật cao hơn.

b. Tiêu đề đã gợi lên tình huống truyện, gợi ra nhiều ý nghĩa. Đó là một tình huống đau lòng gây sự chú ý vì những con Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, gợi lên sự hồn nhiên, trong sang.

Câu 3: “Thuỷ đã mang kim ra tận sân vận động để vá áo cho anh”, “Thành thường giúp em mình học, nhường đồ chơi cho em”, “chia đồ chơi” là những chi tiết thể hiện tình cảm yêu thương của 2 anh em

Câu 4: Sự mẫu thuẩn của Thủy: giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?”

Cách giải quyết mâu thuẩn: bộ mẹ không li hôn nhau nữa, gia đình đoàn tụ, sum vầy.

Kết thúc truyện, Thủy chọn cách giải quyết là: Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

Điều đó đã khiến người đọc cảm thấy đau xót, thương cho hoàn cảnh của hai anh em, xót xa về cuộc chia tay không đáng có đó.

Câu 5: Khi thủy nói “Em không dám nhận… Em không đi học nữa”, “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm” làm cô giáo bàng hoàng.

Hình ảnh “cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng” khiến cho em cảm thấy xót xa và cảm động nhất.

Câu 6: Đó là vì:

  • Thành và Thủy không muốn chia xa, không muốn cha mẹ ly hôn.
  • Thành và Thủy cần tình cảm gia đình trọn vẹn.

Câu 7: Tác giả muốn mọi người hãy vì tổ ấm gia đình cao quý mà luôn sống mẫu mực, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.

IV. Soạn bài cực ngắn: Cuộc chia tay của những con búp bê

Câu 1: Về câu chuyện:

Nhân vật chính của truyện là hai anh em Thành và Thủy. 

Vì bố mẹ li hôn mà hai anh em mỗi người một ngả. Truyện viết về cuộc chia tay giữa hai anh em Thành và Thủy.

Câu 2: 

a. Cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất giúp tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật, giúp truyện có tính chân thật cao hơn.

b. Những con Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây. Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí. Vì vậy nhan đề truyện gợi ra nhiều ý nghĩa

Câu 3: Tình cảm giữa 2 anh em được thể hiện qua chi tiết ““Thuỷ đã mang kim ra tận sân vận động để vá áo cho anh”, “Thành thường giúp em mình học, nhường đồ chơi cho em”, “chia đồ chơi”

Câu 4: Sự mẫu thuẩn của Thủy: giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?”

Cách giải quyết mâu thuẩn: bộ mẹ không li hôn nhau nữa, gia đình đoàn tụ, sum vầy.

Kết thúc truyện, Thủy chọn cách giải quyết là: Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

Điều đó đã khiến người đọc cảm thấy đau xót, thương cho hoàn cảnh của hai anh em, xót xa về cuộc chia tay không đáng có đó.

Câu 5: Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng:

  • “Em không dám nhận… Em không đi học nữa”.
  • “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm”
  • Chi tiết khiến em xúc động:
  • “cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng”

Câu 6: Lòng của 2 anh em nặng trĩu, là nổi đau về sự chia lìa, xa cách, thiếu thốn tình cảm gia đình

Câu 7: Qua truyện ta thấy được:

  • Mái ấm gia đình là một tài sản vô cùng quý giá.
  • Hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ.
  • Đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net