Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Điệp ngữ

Soạn bài: Điệp ngữ - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Điệp ngữ cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh)

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

Câu 2: Tìm và xác định loại điệp ngữ trong các câu sau:

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

(Khánh Hoài)

Câu 3: a. Theo em, đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em ...

b. Em hãy chữa lại đoạn văn cho tốt hơn

Câu 4: Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ

II. Soạn bài siêu ngắn: Điệp ngữ

Câu 1: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích:

a. Một dân tộc đã gan góc: nhấn mạnh để làm nổi bật bản chất kiên cường, gan dạ, dũng cảm của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc đó phải được: nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập.

b. Trông (9 lần): thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.

Đi cấy (2 lần): sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Câu 2: Tìm và phân loại điệp ngữ:

  • Xa nhau … xa nhau …  => điệp ngữ cách quãng
  • Một giấc mơ. Một giấc mơ => điệp ngữ vòng tròn.

Câu 3: Sự lặp lại một số từ ngữ trong đoạn văn không có dụng ý nghệ thuật mà do cách sử dụng từ ngữ vụng, khiến văn bản trở nên rườm rà, nhàm chán.

Sửa lại: …em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng,hoa lay ơn nữa… em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ và chị em ...

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ:

Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương - nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương  là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Em sẽ luôn nhớ về những kỉ niệm nơi đây.

III. Soạn bài ngắn nhất: Điệp ngữ

Câu 1: a. Điệp ngữ trong đoạn trích là: Một dân tộc đã gan góc, Dân tộc đó phải được. Điệp ngữ nhấn mạnh sự kiên cường, gan dạ và tinh thân đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.

b. Điệp ngữ “trong” là sự lo lắng, cực nhọc của người nông dân, “đi cấy” là sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Câu 2: ta có các loại điệp ngữ sử dụng trong bài:

  • Điệp ngữ cách quãng: Xa nhau … xa nhau … 
  • Điệp ngữ vòng tròn: Một giấc mơ. Một giấc mơ 

Câu 3: Do người viết sử dụng từ ngữ dài dòng, vụng về, khiến văn bản trở nên rất nhàm chán. => sửa lại: em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng,hoa lay ơn nữa; em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ và chị em ...

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ:

Xuân! Xuân đến thật rồi.  Xuân đến, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Điệp ngữ

Câu 1: Các điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:

a. Một dân tộc đã gan góc => bản chất kiên cường, bất khuất, gan dạ.

Dân tộc đó phải được => tình thần đấu tranh giành quyền tự do độc lập.

b. Trông => sự khó khăn cực nhọc của người nông dân

Đi cấy => sự khác biệt trong việc đi cấy với người khác. 

Câu 2: Bài sử dụng điệp ngữ cách quảng và điệp ngữ vòng tròn: “Xa nhau” là điệp ngữ cách quảng, “Một giất mơ” là điệp ngữ vòng tròn.

Câu 3: Câu văn được viết lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng,hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ và chị em ...

=> Sau khi viết lại thì câu văn trở nên mạch lạc, không còn nhàm chán, rườm rà như cách tác giả thể hiện.

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ:

Trời tối sầm lại như báo hiệu trời mưa. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt. Tiếng sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa lộp bộp trên mái tôn. Mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai diep ngu, soan van 7 cuc ngan, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net