Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng

Soạn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Cảnh khuya và rằm tháng giêng cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hai bài “Cảnh khuya” và "Nguyên tiêu" được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?

Câu 2: Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh.

Câu 3: Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp và điều đó có tác dụng như thế nào?

Câu 4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Câu 5: Bài “Nguyên tiêu” gợi cho em nhớ tới những từ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?

Câu 6: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai hài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

II. Soạn bài siêu ngắn: Cảnh khuya và rằm tháng giêng

Câu 1: Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

Đặc điểm:

  • Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
  • Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
  • Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1  2 4.
  • Ngắt nhịp:  Cảnh khuya: Câu 1 nhịp ¾; Câu 2 + 3 nhịp 4/3; Câu 4 nhịp 2/5 => nhịp thơ có sự thay đổi linh hoạt
  • Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Câu 2:  Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh - cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

Âm thanh tiếng suối được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa => gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng.

Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên.  

Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.

Câu 4: Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước.

Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi.

Câu 5: Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ cuối của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Câu 6: Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ:

  • Yêu thiên nhiên, say đắm  
  • Lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái

Câu 7: Nhận xét cảnh trăng:

  • Cảnh khuya là là ánh trăng đã được nhân hoá, cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.
  • Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân.

III. Soạn bài ngắn nhất: Cảnh khuya và rằm tháng giêng

Câu 1: Hai bài thơ với đặc điểm: Mỗi dòng thơ có 7 chữ, Mỗi bài có 4 dòng thơ Hiệp vần ở Chữ cuối cùng của các dòng 1  2 4. Cảnh khuya: Câu 1 nhịp 3/4; Câu 2 + 3 nhịp 4/3; Câu 4 nhịp 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài nhịp 4/3.

Câu 2: Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.

Câu 3: Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng của tác giả trước cảnh thiên nhiên quá đẹp. Điệp ngữ “chưa ngủ” cho thấy tâm trạng thao thức để lo việc nước của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4: Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng giêng: không gian rộng lớn, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.

Đặc biệt trong câu 2: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao =>  Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu 5: Gợi cho em nhớ tới những từ thơ, câu thơ và hình ảnh bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.

Câu 6: Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác: Yêu thiên nhiên, say đắm, lo lắng cho đất nước những vẫn ưu ái thiên nhiên.

Câu 7: Cảnh khuya: ánh trăng đã được nhân hoá, lung linh huyền ảo. Còn ở bài Rầm tháng giêng: ánh trăng đã được nhân hoá, tràn đầy sắc xuân.

IV. Soạn bài cực ngắn: Cảnh khuya và rằm tháng giêng

Câu 1: Đặc điểm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: Mỗi dòng thơ có 7 chữ, Mỗi bài có 4 dòng thơ Hiệp vần ở Chữ cuối cùng của các dòng 1  2 4. Cảnh khuya: Câu 1 nhịp 3/4; Câu 2 + 3 nhịp 4/3; Câu 4 nhịp 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài nhịp 4/3.

=> Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 2: Hai câu đầu của bài thơ “Cảnh khuya”:

  • Âm thanh tiếng suối gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng
  • Nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất

=> Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả.

Câu 3: 

  • Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya”: tâm trạng của tác giả trước cảnh thiên nhiên. 
  • Điệp ngữ “chưa ngủ”: tâm trạng thao thức để lo việc nước của chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 4: Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng giêng: không gian rộng lớn, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Trong câu hai, cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao, sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu 5: Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.

Câu 6: Hai hài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Câu 7: 

  • Ánh trăng đã được nhân hoá, lung linh huyền ảo trong bài Cảnh khuya. 
  • Ánh trăng đã được nhân hoá, tràn đầy sắc xuân trong bài Rằm tháng giêng.
Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 canh khuya va ram thang gieng, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net