Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Chơi chữ

Soạn bài: Chơi chữ - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chơi chữ cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ.

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,

Lằn lưng cam chịu dấu roi tra

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học

 Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

( Lê Quý Đôn)

Câu 2: Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi với nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo ( Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn Nghệ).

Câu 4: Năm 1946 bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam , Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam

Nhận thì không đúng, tư làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

II. Soạn bài siêu ngắn: Chơi chữ

Câu 1: Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc:

Dùng từ gần nghĩa: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

Dùng từ ngữ đồng âm: các từ tên một loài rắn nhưng có nghĩa khác:

  • liu điu: nhẹ, chậm yếu
  • Rắn: cứng, khó tiếp thu 
  • Hổ lửa: kém cỏi
  • Ráo: khô, không bị ngập nước

Câu 2: Những từ chỉ sự vật gần gũi như mỡ, dò (giò), nem chả gần nghĩa với thịt. Dùng lối nói chơi chữ, thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

Những từ tre, trúc, hóp chỉ những sự vật gần gũi với nứa. Mục đích cũng tạo ra sự hài hước, dí dỏm.

Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

  • Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
  • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan)

=> Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.

Câu 4: Trong bài thơ này, Bác đã sử dụng lối chơi chữ là dùng từ đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

  • Từ thuần Việt: cam (trái cam), khổ (khổ đau)
  • Từ Hán Việt: cam (ngọt) khổ (đắng) tận (hết) lai (đến)

III. Soạn bài ngắn nhất: Chơi chữ

Câu 1: Tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ là từ gần nghĩa (liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn) và từ đồng âm (các từ tên một loài rắn nhưng có nghĩa khác) như  liu điu là nhẹ, chậm yếu; Rắn là cứng, khó tiếp thu; Hổ lửa là kém cỏi, Ráo là khô, không bị ngập nước.

Câu 2: Lối chơi chữ

1. Lối chơi chữ: chỉ sự vật gần gũi như mỡ, dò (giò), nem chả gần nghĩa với thịt => đánh tráo khái niệm một cách dí dỏm.

2. Lối chơi chữ: sự vật gần gũi tre, trúc, hóp, nứa => tạo sự hài hước, dí dỏm.

Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

  • Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
  • Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.

=> Cách chơi chữ dùng từ đồng âm

Câu 4: Cách chơi chữ trong bài đó là sử dụng từ đồng âm (giữa Hán Việt và Thuần Việt): từ “cam” và “khổ”. Trong từ Thuần Việt “cam” có nghĩa là trái cam, “khổ” có nghĩa là khổ đau. Trong từ Hán Việt, 2 từ đó xuất phát từ “khổ tận cam lai” có nghĩa là hết khổ đến sướng.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chơi chữ

Câu 1: Từ gần nghĩa là từ đồng âm là 2 phép chơi chữ được sử dụng trong bài.

Từ gần nghĩa: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ 

=> chỉ tên một loài rắn

Từ đồng âm: liu điu: nhẹ, chậm yếu / Rắn: cứng, khó tiếp thu / Hổ lửa: kém cỏi / Ráo: khô, không bị ngập nước.

Câu 2: Lối chơi chữ trong 2 câu thơ là dùng sự vật gần nghĩa với nhau: Ở câu 1 như mỡ, dò (giò), nem chả gần nghĩa với thịt. Ở câu 2 tre, trúc, hóp chỉ những sự vật gần gũi với nứa. =>  tạo ra sự hài hước, dí dỏm.

Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo

 Chị Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.

=>  Dùng từ đồng âm khác nghĩa

Câu 4: Cách chơi chữ được bác Hồ sử dụng cho từ “khổ” và “cam”:

  • Cam: nghĩa 1 là trái cam / nghĩa 2 là cam chịu
  • Khổ: nghĩa 1 là khổ đau / nghĩa 2 là đắng

=> Dùng từ đồng âm giữa Hán Việt và Thuần Việt

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai choi chu, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com