Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Soạn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Về thế thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điếm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

Câu 2: Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai.

Câu 3: Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

Câu 4: Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng cua tác giả trước cảnh tượng đó?

Câu 5: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

II. Soạn bài siêu ngắn: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Câu 1: Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

  • Gồm 4 câu
  • Mỗi câu có 7 tiếng
  • Hiệp vần 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

Câu 2: “nửa như có, nửa như không” có nghĩa là nửa thực, nửa ảo, chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không.

Quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai  cũng chính là tâm trạng của con người, một tâm trạng man mác mơ hồ gợi lên một khung cảnh huyền ảo “nửa như có, nửa như không”. 

Câu 3: Cảnh vật được miêu tả vào thời điểm: Hoàng hôn, chiều tà.

Qua những chi tiết: tiếng sáo của trẻ chăn trâu, những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng, làn khói mỏng phớt lên, ánh chiều tà còn lưu luyến.

Câu 4: Qua bài thơ ta thấy:

  • Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả, 
  • Bài thơ gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Tâm trạng của tác giả: 

  • Đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều, 
  • Trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước.

Câu 5: Qua bài thơ chúng ta thấy:

  • Tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh họat của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được. 
  • Chính vì thế được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

III. Soạn bài ngắn nhất: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Câu 1: Đây là bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, hiệp vần 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

Câu 2: Cụm từ “nửa như có, nửa như không” là nửa thực, nửa ảo, chỗ tỏ, chỗ mờ. Quang cảnh ở câu thơ thứ 2 là tâm trạng con người man mác mơ hồ, lòng người đang lâng lâng, mơ mộng.

Câu 3: Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê lúc hoàng hôn, chiều xuống với hình ảnh tiếng sáo, cánh cò, cánh đồng, làn khói, ánh chiều tà.

Câu 4:  Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em cảm thấy bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả, gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Tâm trạng của tác giả: đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều, trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5: Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê. Chính vì sự gần gũi đó đã giúp ông nhận được sự ủng hộ của người dân tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Câu 1: Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra:

  • Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, hiệp vần 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

Câu 2: “nửa như có, nửa như không”:nửa thực, nửa ảo, chỗ tỏ, chỗ mờ.

Quang cảnh ở câu thơ thứ à tâm trạng của con người, một tâm trạng man mác mơ hồ.

Câu 3: Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê lúc hoàng hôn, chiều xuống qua những chi tiết như tiếng sáo của trẻ chăn trâu, những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng, làn khói mỏng phớt lên, ánh chiều tà còn lưu luyến.

Câu 4: Bài thơ gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình, như một bức tranh thủy mặc. Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy mà lòng trào dâng.

Câu 5: Vua Trần Nhân Tông sống gần gũi với nhân dân, gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã nên nhận được nhiều sự ủng hộ đã tạo ra sức mạnh chiến thắng quân Mông – Nguyên.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, van 7 buoi chieu dung o phu thien truong trong ra, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com