[toc:ul]
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
Về thể thơ, bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” giống với thể thơ của bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.
Bài có thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có nghĩa là:
Cụm từ “nửa như có, nửa như không” có nghĩa là cảnh vật lúc đấy đã mờ mờ ảo ảo. Đây không phải là mờ ảo trong sương buổi sáng mà là sự mờ ảo của khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy không gian tĩnh lặng, yên bình bỗng trở nên huyền ảo.
Trong bài thơ, cảnh vật thôn quê được tác giả miêu tả vào lúc hoàng hôn, chiều xuống. Nó được thể hiện cụ thể trong những chi tiết: tiếng sáo thổi gọi trâu về của những đứa trẻ, những cánh cò trắng liệng xuống đồng kiếm ăn và hình ảnh hàng xóm ẩn hiện trong làn khói trắng mờ ảo. Tất cả những hình ảnh đó đã tạo nên một bức họa đồng quê đẹp đẽ. Trừ tiếng sáo và tiếng chăn trâu không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mạc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục như tâm thiền.
Qua bài thơ ta thấy, chỉ bằng ba nét vẽ rất chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã vẽ lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ mờ sương khói và ánh tà dương rất bình yên, êm đềm, nên thơ.
Trước cảnh vật thiên nhiên, ta hình dung được tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một vị vua với một người nông dân thuần phác. Những hình ảnh, chi tiết trong bài đều là những cái gần gũi nhất, bình dị nhất của người dân đời thường. Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Lúc này, những cánh cò vội vã tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả. Từ cánh đồng thổi vào làng những làn gió mát thoảng mùi lúa còn non thơm ngát. Những chú trâu no căng bụng cũng thong dong về chuồng. Lũ trẻ con ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Theo chân những ngọn gió, tiếng sáo trúc len lỏi vào từng con đường làng, từng xóm, đưa đến bên tai của bác nông dân đang còn cặm cụi ngoài đồng…tạo cảm giác thư thả, trong trẻo của miền quê.