Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông, biển cả,hò lúc cấy cày, gặt hái, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế đều gửi tắm một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức. Ngoài các điệu hò, còn có các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
Đêm, thành phố lên đèn như sao sa. Tác giả bước lên con thuyền rồng, con thuyền trước đây chỉ dành cho vua chúa. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ với trang phục truyền thống duyên dáng. Các nhạc công dùng các ngòn đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ vã.... tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có bi thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước.
Nội dung: Văn bản đề cập đến vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của văn hoá Huế, của điệu hò xứ Huế. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã. Qua đó, giúp ta hiểu thêm tâm hồn tuyệt đẹp của con người Huế xưa và nay.
Ý nghĩa: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.