[toc:ul]
Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
1. Liên hệ với hiện tại và tương lai
Đọc đoạn văn (Trang 117 – sgk)
- Công dụng: Tre là bóng mát, là khúc nhạc, cổng chào, sáo tre. Tre chia ngọt, sẻ bùi, cùng hạnh phúc.
- Liên tưởng: Ngày mai sắt thép, xi măng sẽ nhiều hơn tre nứa nhưng tre vẫn còn mãi với con người Việt Nam trong mỗi bước đường đời.
-> Thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với cây tre
(- Gợi nhắc quan hệ giữa tre và người - Tre là tượng trưng cho người Việt Nam)
=> Cách biểu cảm này tạo nên mối quan hệ gắn kết rất tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại với tương lai.
2. Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
Đọc đoạn văn (trang 118 – sgk)
- Tác giả say mê con gà đất:
- Được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai.
- Khát vọng trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
- Đặc điểm: Tính mong manh của đồ chơi.
- Liên tưởng đến linh hồn của những đồ chơi đã chết.
-> Đồ chơi không phải là những sự vật vô tri, vô giác, bởi chúng cũng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp.
=> Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa quá khứ và hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
Đọc đoạn văn (trang 119 – sgk)
- Tưởng tượng tình huống:
- Sau này lớn lên sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò và nhớ lại những kỉ niệm
- Cô với đàn em nhỏ.
- Tiếng cô giảng bài.
- Cô thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao uốn nắn lại được, cô lo lắng cho chúng em khi thấy các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em, cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc.
- Hứa hẹn, mong ước: Tự nhủ không bao giờ quên sự quan tâm, lòng tốt, tính dịu hiền như một người mẹ của cô.
-> Bộc lộ tình cảm yêu mến, kính trọng cô giáo sâu sắc.
=> Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết phải có trí tưởng tượng phong phú.
4. Quan sát, suy ngẫm
Đọc đoạn văn (trang 120, 121 sgk)
- Quan sát khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc, nụ cười, hàm răng, cuộc sống khổ cực.
-> Suy ngẫm về mẹ: Già nua, khắc khổ - bộc lộ sự kính yêu, thương cảm và ân hận.
=> Cách lập ý này thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.
Kết luận: sgk – trang 121
[Luyện tập] Câu 1: Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:
a. Cảm xúc về vườn nhà.
b. Cảm xúc về con vật nuôi.
c. Cảm xúc về người thân.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
Trả lời:
a. Cảm xúc về vườn nhà
- Mở bài: Giới thiệu về vườn và tình cảm đối với vườn nhà
- Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch của vườn.
- Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình.
- Vườn và lao động của cha mẹ
- Vườn qua bốn mùa
- Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà.
b. Cảm xúc về con vật nuôi
- Mở bài: Giới thiệu vật nuôi và tình cảm đối với vật nuôi
- Thân bài:
- Quá trình nuôi dưỡng (quan sát hoạt động, hình dáng, tính cách)
- Quá trình hình thành tình cảm (giữa người và vật nuôi)
- Kết bài: Cảm nghĩ về vật nuôi.
c. Cảm xúc về người thân
- Mở bài: Giới thiệu người thân, tình cảm của mình.
- Thân bài:
- Những kỉ niệm thời quá khứ
- Những gắn bó của mình với người thân trong cuộc sống hiện tại.
- Nghĩ về tương lai của người thân, mong ước về người thân.
- Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình với người thân mãi mãi bền chặt.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
- Mở bài: giới thiệu về mái trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
- Thân bài:
- Vẻ đẹp của ngôi trường
- Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường
- Cảm nghĩ về ngôi trường
- Kết bài:
- Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
- Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.