Bài soạn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Mời các bạn đến với bài soạn:“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Bài được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ. Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Đỗ Phủ (712 – 770)
  • Là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc
  • Được mệnh danh là “thi sử”.
  • Ông để lại cho đời hơn 1400 bài thơ.

2. Tác phẩm:

  • Sáng tác năm 760
  • Thể loại: Cổ thể (cồ phong)
  • Bố cục: 4 phần
    • Phần 1: Khổ 1 – cảnh nhà bị gió thu phá
    • Phần 2: Khổ 2 – cảnh cướp giật khi bị gió thu phá
    • Phần 3: Khổ 3 – cảnh đêm trong nhà bị gió thu phá
    • Phần 4: Khổ 4 – ước vọng của nhà thơ

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ. 

Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào?

Thống kê số câu của mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài phần ngắn phần cuối có số chữ nhiều hơn các phần khác?

Trả lời:

  • Bài thơ bài ca nhà tranh bị gió thu phá được chia làm 4 phần:
    • Phần 1: Khổ 1 – cảnh nhà bị gió thu phá
    • Phần 2: Khổ 2 – cảnh cướp giật khi bị gió thu phá
    • Phần 3: Khổ 3 – cảnh đêm trong nhà bị gió thu phá
    • Phần 4: Khổ 4 – ước vọng của nhà thơ
  • Thống kê số câu
    • Về số câu: Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2, khổ 4.  Khổ 3 có8 câu
    • Về số chữ: Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ.  Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.
    • Về gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức - giật được - ức- mực - đặc - sắc - nát - dứt - trót) . Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu - hoan - bàn)
  • Lí giải:
    • Đoạn 3 khá bất thường, dài tới 8 câu. Tác giả tập trung miêu tả những chi tiết về sự cực khổ trong đêm mưa: nhà dột, rét buốt không ngủ được, ông đã thao thức. Điều đó đã khiến cho ý thơ nhiều hơn, dài hơn.
    • Trong khố thơ cuối, câu thơ dài hơn các khổ thơ trên để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hũng vĩ của nhà thơ. 
    • Như thế, với bố cục trên, nhà thơ đã vượt lên những khuôn khổ gò bó của thơ cổ Trung Quốc về số câu, chữ, cách gieo vần điều đó đã biểu đạt thành công tư tưởng nhân văn sâu sắc cua bài thơ.

Câu 2: Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho là hợp lí

(bảng sgk trang 134)

Trả lời:

Phần/ Phương thức biểu đạt

Miêu tả

Tự sự

Biểu cảm trực tiếp

Miêu tả kết hợp tự sự

Miêu tả kết hợp biểu cảm

Tự sự kết hợp biểu cảm

Kết hợp cả ba phương thức

Phần 1

x

 

 

x

 

 

 

Phần 2

 

x

 

 

 

x

 

Phần 3

x

 

 

 

x

 

 

Phần 4

 

 

x

 

 

 

 

 

Câu 3: Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ?

Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động , khúc chiết những nỗi khổ đau đó như thế nào?

Trả lời:

Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong bài thơ là:

  • Thứ nhất, nỗi khổ khi nhà bị gió cuốn

Nỗi khổ này được thể hiện qua các chi tiết cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Cách miêu tả của tác giả rất cụ thế mang đến cho người đọc một cái nhìn chua chát và sự bất lực của nhà thơ khi thấy mái tranh nhà mình bỗng chốc tan hoang.

  • Thứ hai, nỗi khổ về thân hình thế thái

Nhìn cảnh trẻ con cướp những tấm tranh, ông già chống gậy lom khom, gào thét nhưng không đòi lại được, cảm thất bất lực.

  • Thứ ba, nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh

Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát, còn bị con thơ đạp làm rách thêm… cơm mưa kéo dài suốt đêm không dứt càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.

  • Cuối cùng, nỗi khổ của chiến tranh loạn lạc

Đây chính là nỗi khổ lớn nhất. Xuất phát từ nguyên do này dẫn đến những cái khổ trên. Cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói - > đó cũng là đêm dài của xã hội đen tối.

=> Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng, nỗi khổ đó đã được nhân lên gấp bội và dấy lên sự xót xa, thương cảm trong lòng người đọc.

Câu 4: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm ...

Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối?

Trả lời:

Tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả của bài thơ được tác giả gửi gắm vào khổ thơ cuối cùng. Vậy nếu không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị của bài thơ sẽ giảm đi một nửa. Bài thơ chỉ có giá trị tự hiện thực mà không có giá trị nhân đạo. Nghĩa là người đọc chỉ thấy được nỗi khổ của nhà thơ mà không thấy được tấm lòng nhân hậu của nhà thơ. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no.

[Luyện tập] Dùng tối đa là hai câu để nêu ý chính …

Dùng tối đa là hai câu để nêu ý chính của đoạn văn sau đây bàn về "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ?

(đoạn văn trang 134, 135 sgk)

Trả lời:

Qua bài thơ, Đỗ Phủ không chỉ đơn thuần miêu tả nỗi thống khổ của bản thân mà còn thể hiện tư tưởng cao cả, đó là: Khẩn thiết yêu cầu thay đổi hiện thực đen tối.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com