Bài soạn lớp 7: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Hướng dẫn soạn bài: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Trang 154 sgk ngữ văn 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Ôn lí thuyết

1. Khái niệm 

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học(bài văn,bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

2. Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học 

Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có ba phần: 

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
  • Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm tạo nên.
  • Kết bài : ấn tượng chung về tác phẩm. 

3. Những yêu cầu cần thiết để làm bài văn biểu cảm về TPVH :

  • Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc.
  • Từ đó phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa tác phẩm.

II. Thực hành

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng

Bài 1: Cảnh khuya

  • Mở bài: 
    • Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, 
    • Ấn tượng, cảm xúc chung về tác phẩm.
  • Thân bài: Bài thơ tả cảnh trăng sáng về khuya, sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của Bác.
    • Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm trăng sáng về khuya nơi núi rừng Việt Bắc.
      • Nghệ thuật so sánh độc đáo “tiếng suối” với “tiếng hát”: Âm thanh tiếng suối trong trẻo, ấm áp, gần gũi với con người.
      • Điệp từ “lồng”: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hình khối.
      • Bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
    • Hai câu thơ cuối: Say mê trước vẻ đẹp đêm trăng và tâm trạng của nhà thơ.
      • Điệp ngữ “chưa ngủ”: Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ nhưng cao hơn là Bác lo cho vận mệnh đất nước.
      • Cảm phục, kính trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
  • Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm và tình cảm của em với Bác.

Bài 2: Rằm tháng giêng

  • Mở bài:
    • Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh
    • Hoàn cảnh sáng tác : Những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    • Ấn tượng chung: Cảnh đẹp trong đêm khuya ở rừng Việt Bắc và tâm trạng của Bác.
  • Thân bài
    • Câu 1+2: Cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.
      • Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật tiếng suối chảy róc rách. Câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo.
      • ánh trăng chiếu sáng mặt đất với những mảng sáng tối đan xen hoà quện tạo khung cảnh lung linh huyền ảo.

=> Tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp cuốn hút người đọc. 

    • Câu 3+4 : Tâm trạng của Bác trong đêm khuya.
      • Trước khung cảnh lung linh huyền ảo của chốn rừng Việt Bắc, Bác say mê ngắm cảnh.
      • Bác chưa ngủ một phần vì cảnh đêm khuya quá đẹp làm say dắm tâm hồn nghệ sĩ, phần vì lo lắng cho đất nước.

=> Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước tha thiết trong con người Bác. 

  • Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của người viết: Đây là bài thơ hay thể hiện tâm hồn tinh tế nhạy cảm, tinh thần yêu nước sâu nặng của Bác.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com