[toc:ul]
1. Tác giả, dịch giả:
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời:
b. Thể thơ: Song thất lục bát
c. Vị trí đoạn trích: Ở phần I từ câu 53 đến câu 64 – Nỗi sầu đau của người chinh phụ ngay sau khi tiễn chồng ra trận.
d. Bố cục: 3 phần
Thể thơ song thất lục bát không giới hạn số câu, cứ 4 câu thơ được ghép thành 1 khổ, trong đó có 2 câu 7 chữ (song thất) và hai câu lục bá (1 câu 6 và 1 câu 8).
Cách hiệp vần:
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Qua 4 câu khổ đầu, nỗi chia li của người vợ đã được diễn tả với mức độ tăng cấp: Từ “cách ngăn” -> “mấy trùng”. Đây chỉ là sự chia cắt về không gian chứ tình cảm vợ chồng của người chinh phụ vẫn gắn bó tha thiết, không xa rời.
Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.
=> Nỗi ngậm ngùi xót xa của người vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
Vẫn tiếp tục sử dụng phép điệp, đối nhưng ở khổ thơ cuối nỗi sầu chia ly của người chinh phụ đã tăng trưởng đến mức cực độ.
Các điệp từ ‘cùng trông’’, “cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.
Kết hợp với cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu, những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, tác giả đã gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la. Trên không gian đó, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng người chinh phụ trở về chỉ còn là sự vô vọng.
Trong đoạn thơ trên có hai kiểu điệp ngữ. Đó là điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ đầu – cuối.
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
=> Gợi lên sự xa cách của không gian.
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
=> Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.
Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
Nỗi sầu đau đó vừa có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh
b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh
c. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.
a. Các từ chỉ màu xanh trong bài: mây biếc (mây xanh), núi xanh, xanh xanh ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt.
b. Sự khác nhau trong các màu xanh: Các từ chỉ màu xanh trong bài chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng của việc sử dụng màu xanh: