Bài soạn lớp 7: Bạn đến chơi nhà

Mời bạn đến với bài soạn: "Bạn đến chơi nhà". Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Qua bài thơ ta sẽ thấy được một tình bằng hữu thâm giao của tác giả.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) thôn Vị Hạ  nay thuộc xã Trung Lương, Bình Lục , Hà Nam.
  • Là người đỗ đầu ba kì thi: Hương, Hội, Đình nên được gọi là tam nguyên Yên Đổ
  • Nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

2. Tác phẩm:

  • Xuất xứ: Bài thơ ra đời sau khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
  • Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: câu thơ đầu - Lời chào bạn tới nhà
    • Phần 2: 6 câu tiếp – giãi bày hoàn cảnh
    • Phần 3: câu cuối – tình bạn đậm đà thắm thiết

Câu 1: Bài thơ bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?

Trả lời:

Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Dựa vào bài thơ ta thấy:

  • Bài có 8 câu (bát cú), mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn).
  • Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).
  • Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. 

Câu 2: Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống …

Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ " ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài “Bạn đến chơi nhà”.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất (đã bấy lâu nay, bác tới nhà). “Bấy lâu” chỉ một khoảng thời gian đã từ lâu hai người chưa gặp lại, đến nay, bạn mới có dịp tới thăm nhà sau khi ông về ở ẩn. Do đó, Nguyễn Khuyến phải tiếp đón bạn chu đáo, nhiệt tình thân mật để thể hiện sự vui mừng khi bạn đến nhà chơi.

b. Nhưng đọc tiếp 6 câu thơ tiếp thì ta thấy tác giả đã nêu lên hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt: 

  • Trẻ đi vắng: không có người sai bảo,
  • Chợ xa: Không thể mua thức ăn thiết bạn, 
  • Sản vật gia đình phong phú: cá, gà, cải, cà, bầu, mướp nhưng có mà lại như không.
  • Lễ nghi tiếp khách tối thiểu là miếng trầu cũng không có.

=>Qua đó ta thấy, tác giả sống lạc quan yêu bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác. Từ đó khẳng định điều quý giá nhất của tình bạn là đến với nhau bằng tấm lòng. Một tình bạn trong sáng, thanh cao, không vụ lợi.

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ " ta với ta" nói lên:

Ta với ta – ta là tôi, ta là bác là hai chúng ta. Thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện tình bạn chân thành, vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất. Cái đáng quý nhất là đến với nhau bằng tấm lòng.

d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

[Luyện tập] Câu 1: a. Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà ...

a. Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Giọng điệu thơ vui tươi, hóm hỉnh để nói về tình bạn thân thiết

Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng. Các địa danh được sử dụng mang tính ước lệ, tượng trưng, mẫu mực cho văn thơ trung đại. Hơn nữa, bài thơ mang sắc thái buồn của người chinh phụ tiễn chồng ra trận mạc xa xôi nên âm hưởng buồn thương.

b. Giống nhau: Cùng hình thức, cùng khép lại hai bài thơ

Khác nhau: 

Qua đèo ngang

Bạn đến chơi nhà

  • Tác giả với hình bóng của chính mình, chỉ cùng một người.
  • Nỗi cô đơn chỉ có mình với mình nơi hoang vắng.

=>Bộc lộ sự cô đơn tuyệt đối của tác giả.

  • Tác giả với bạn, tuy hai mà một.
  • Tình cảm chân thành, cảm động vượt trên mọi thứ vật chất.

=>Thể hiện tình bạn gắn bó, thắm thiết, chân thật, đậm đà.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com