Bài soạn lớp 7: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Mời bạn đến với bài soạn: "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh". Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm 

1. Tác giả:

  • Lí Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc.
  • Ông được mệnh danh là “thi tiên”.
  • Hình ảnh thơ trong sáng, kì vĩ, ngôn ngữ thơ điêu luyện.

2. Tác phẩm:

  • Bài thơ được sáng tác khi tác giả sống tha phương nơi đất khách quê người.
  • Thể loại: Ngũ ngôn cổ thể (cổ thể là một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc).
  • Bố cục: 2 phần
    • 2 câu đầu: Cảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của nhà thơ
    • 2 câu sau: Nỗi nhớ quê hương da diết.

Câu 1: Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ”…

Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Vì:

  • Hai câu đầu:

Câu thơ đầu mở ra khung cảnh đêm trăng nơi đầu giường.

Sang câu thứ hai, tác giả đã sử dụng phép so sánh ánh trăng và sương. Điều này giúp người đọc cảm nhận được trăng rất sáng. Ngoài ra phép so sánh này khiến cảnh đêm trăng cứ bồng bềnh, tưởng tượng như tiên cảnh.

Tuy nhiên không chỉ tả cảnh, hai câu đầu còn là nơi tác giả gửi gắm tâm trạng của mình. Đó là từ “ngỡ” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ. Ngoài ra, nó cũng thể hiện cảm giác vừa thực, vừa ảo, vừa say vừa tỉnh. Phù hợp với tâm trạng con người lúc nào cũng thao thức, bâng khuâng trăn trở một điều gì đó. Hình ảnh này cứ mờ mờ, ảo ảo rồi dần hiện lên rõ rệt.

  • Hai câu sau:

Từ hình ảnh ảo ảo mờ mờ của hai câu đầu đã kéo thi sĩ đến với thực tại thông qua “ngẩng đầu” nhìn từ xa ngắm trăng sáng. Như vậy, qua câu thơ này ta cảm nhận được tâm thế, tư thế hướng ngoại tuyệt đối của tác giả. Lúc này, tác giả đã ngắm trăng toàn lực, toàn trí, toàn tâm và toàn hồn với vẻ đẹp của ánh trăng. Tuy nhiên, say đắm chỉ trong chốc lát, ngay trong tích tắc là cử chỉ, tâm thế hoàn toàn trái ngược lại “cúi đầu nhớ cố  hương”. Cảm nhận nỗi nhớ trĩu nặng tâm tư của thi sĩ.

Như vậy, hai câu đầu chủ yếu tả cảnh nhưng còn có sự xuất hiện của chủ thể trữ tình (qua từ “giường”, “ngỡ”). Hai câu cuối thiên về tả tình nhưng vẫn xuất hiện ánh trắng. Như vậy, tác giả đan xen vừa tả cảnh, vừa tả tình (tình trong cảnh, cảnh trong tình).

Câu 2: Tuy không phải là một bài thơ Đường luật …

Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối.

a. So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối đều bước đầu hiểu thế nào là phép đối.

b. Phân tích tác dụng của phép đối ấy trong biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

Trả lời:

a. Ở hai câu cuối của bài thơ sử dụng phép đối. Điều này thể hiện qua sự giống nhau về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu.

  • Cử - đê (động từ)
  • Đầu – đầu (danh từ)
  • Vọng – tư ( động từ)
  • Minh – cố (tính từ)
  • Nguyệt – hương (danh từ)

b. Tác dụng của phép đối: Diễn tả hai tư thế, hai tâm trạng đồng nhất trong tâm hồn thi nhân: Ngầng đầu là hưỡng ra ngoại cảnh, để ngắm trăng, cúi đầu là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư. Như vậy, với phép đối ấy, nó vừa có thể tả cảnh, vừa thể hiện được tâm trạng của nhà thơ.

Câu 3: Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" “đê”- "tư" …

Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" “đê”- "tư" để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ?

Trả lời:

Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), để (cúi) và tư (nhớ) diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Các đọng từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh: nghi (ngỡ là) ==> cử (ngẩng) ==> đê (cúi) ==> tư (nhớ).

Năm động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh, có thể hiện thực hoá lại bằng văn xuôi như sau: nhân vật trữ tình (nhà thơ) tỉnh dậy (hoặc đang mơ màng ngủ) thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một hành động để mà xác nhận. Nhưng rồi chính cái khoảnh khắc ngẩng đầu kia lại gợi về trong lòng tác giả nỗi niềm của người xa xứ. Hành động cúi đầu như là đang cố nén đi cái cảm xúc mãnh liệt đang trào dâng.

[Luyện tập] Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu:

Đêm thu trăng sáng như sương

Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà

Dựa vào điều đã phân tích, nhận xét về hai câu thơ dịch. Thử dịch thành bốn câu theo thể thơ lục bát hoặc cổ thể.

Trả lời:

Bài thơ nguyên tắc của thi tiên Lí Bạch diễn tả nỗi nhớ thương quê nhà của một người con đi xa trong đêm tĩnh lặng. Hai câu thơ trên chưa diễn tả đúng nỗi nhớ khi tác giả cúi đầu và nghĩ về quê hương. Ánh trăng gợi nhớ về quê hương nhưng cái cúi đầu của nhân vật trữ tình như một nỗi hổ thẹn với chính lòng mình khi lâu ngày không thể trở về cố hương. Vì vậy, em có thể viết lại bài thơ theo thể lục bát như sau:

Ánh trăng soi rọi đầu giường

Ngỡ ngàng mặt đất sương giăng lối mờ 

Ngẩng đầu ngắm ánh trăng vương

Cúi đầu sao thấy nhớ thương quê nhà

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com