[toc:ul]
Bài 1 giới thiệu “chú tôi” là người:
Hai dòng đầu bài ca dao có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật đối lập đế gây ấn tượng: Hai dòng đầu nói tới “cô yếm đào” - cô gái trẻ đẹp, hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với chú tôi – khác biệt một trời một vực. Ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy, nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.
Qua những câu thơ trên ta thấy bài này châm biếm, chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
Bài 2 nhại lại lời của thầy bói nói với cô gái xem bói. Qua những câu phán của thầy bói, em cảm thấy đây là những câu nói theo kiểu nước đôi, ai mà chẳng nói được. Thông qua đây, lật tẩy được bộ mặt lừa đảo của thầy.
Với bài ca này phê phán hiện tượng mê tín, dị đoan đi xem bói toán của một bộ phận người. Đồng thời, cũng phê phán những người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.
Những bài ca dao khác có nội dung tương tự là:
Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
Số cậu là số đào hoa
Vợ cậu con gái, đàn bà mà thôi
Nhà bà có con chó đen
Người là nó cắn, người quen nó mừng
Các con vật trong bài 3 tượng trưng cho:
Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm là làm cho cảnh tượng trở nên sinh động và lí thú hơn. Mỗi loài vật tượng trưng cho một hạng người trong xã hội nên dễ dàng châm biếm, phê phán họ một cách sâu sắc, kín đáo.
Cảnh tượng này không phù hợp với đám ma. Trong lúc những người trong gia đình còn lo hậu sự thì những kẻ ngoài tham dự đám lại tận dụng hoàn cảnh có để uống rượu, để kiếm phần chia chác.
Bài ca dao này phê phán, châm biếm những hủ tục m chay vô lí để làm khổ người dân.
Trong bài 4, “cậu cai” được miêu tả như sau:
Đọc bài ca ta thấy, ở hai câu đầu, cậu cai được miêu tả một cách rất quyền lực và giàu sang bởi hình ảnh “nón dấu lông gà” và “ngón tay đeo nhẫn”. Tuy nhiên, khi đọc hai câu tiếp theo lại hoàn toàn đối lập với hai câu đầu và có tính chất gây cười. Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai được đưa ra châm chọc, mỉa mai, thể hiện thái độ khinh ghét và thương hại của nhân dân. Bằng cách khéo léo chọn từ xưng hô là “cậu cai” (vừa nịnh bợ, vừa châm biếm). Hơn nữa, bằng việc biếm hoạ chân dung cậu cai, tác giả dân gian đã ngầm ý nói lên sự nhố nhăng, bắng nhắng của nhân vật người thường không ra người thường, quyền lực không ra quyền lực này. Việc sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại cũng có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn.
Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a) Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại
c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
d) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài
Nếu nói sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản thì em đồng ý với ý kiến c. Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
Nội dung châm biếm của bốn bài ca dao là phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư, tật xấu của các hạng người khác nhau cùng những sự việc đáng cười trong xã hội: loại người lười biếng, ham chơi, thích hưởng thụ; thói mê tín, dị đoan và những kẻ lợi dụng lòng tin của con người để trục lợi bất chính; những hủ tục lạc hậu khiến người nông dân khổ cực; thói sĩ diện, thích khoe mẽ của con người...
Những bài ca dao châm biếm trên giống truyện cười dân gian ở chỗ là: