Bài soạn lớp 7: Từ láy

Trong cuộc sống đời thường, từ láy được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, ít ai biết được từ đó thuộc loại từ láy nào và có ý nghĩa ra sao? Bài soạn "từ láy" dưới đây của baivan.net sẽ xâu chuỗi lại toàn bộ kiến thức bài học cũng như hướng dẫn giải các bài luyện tập để bạn đọc hiểu nhanh nhất.

[toc:ul]

I. Các loại từ láy

Ví dụ: Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

Các từ láy:

  • Đăm đăm: Láy lại tiếng gốc -> từ láy toàn phần
  • Mếu máo: Láy bộ phận “m”-> Từ láy bộ phận
  • Liêu xiêu: Láy bộ phận “m”-> Từ láy bộ phận

=> Từ láy có hai loại: Từ láy toàn phần và từ láy bộ phận

Người ta không gọi là bật bật, thẳm thẳm vì:

  • Bật bật -> bần bật: Biến đổi phụ âm cuối để tạo sự hài hòa về âm thanh
  • Thẳm thẳm -> thăm thẳm: biến đổi thanh điệu để tạo sự hài hòa về âm thanh.

Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 42.

II. Nghĩa của từ láy

  • ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu dựa vào sự mô phỏng âm thanh.
  • lí nhí, li ti, ti hí: dựa vào khuôn vần có nguyên âm "i" biểu th ị tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng.
  • nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh biểu thị trạng thái vận động khi nhô lên, hạ xuống, khi nổi, khi chìm
  • đỏ - đo đỏ, mềm - mềm mại nghĩa của các từ láy giảm nhẹ so với tiếng gốc.

Kết luận: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.

[Luyện tập] Câu 1: Đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn đó.

b. Xếp các từ láy theo bảng phân loại

Trả lời:

a. Những từ láy trong đoạn văn từ mẹ tôi, giọng khản đặc đến nặng nề thế này là: Bần bật, thăm thẳm, rực rỡ, rón rén, chiền chiện, nặng nề, lặng lẽ, ríu ran, chiêm chiếp, nức nở, tức tưởi.

b. Phân loại từ láy theo bảng:

  • Từ láy toàn bộ: Bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp
  • Từ láy bộ phận: Rực rỡ, rón rén, lặng lẽ, ríu ran, nặng nề, nức nở, tức tưởi.

[Luyện tập] Câu 2: Điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo thành từ láy.

… ló, …nhỏ, … nhức, … khác, ... thấp, … chếch, … ách.

Trả lời:

Lấp ló                    nho nhỏ

Nhưng nhức         khang khác

Thâm thấp            chênh chếch

Anh ách

[Luyện tập] Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

(1) Nhẹ nhàng, nhẹ nhõm

a. Bà mẹ … khuyên bảo con.

b. Làm xong công việc, nó thở phào … như trút được gánh nặng.

(2) xấu xí, xấu xa

a. Mọi người đều căm phần hành động … của tên phản bội.

b. Bức tranh cua nó vẽ nghuệch ngoạc, ….

(3) Tan tành, tan tác

a. Chiếc lọ rơi xuông đất, vỡ …

b. Giặc đến, dân làng … mỗi người một ngả.

Trả lời:

1.a: nhẹ nhàng           1.b: nhẹ nhõm

2.a: xấu xa                  2.b: xấu xí

3.a: tan tành               3.b: Tan tác

[Luyện tập] Câu 4: Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi

Trả lời:

  • Lan có vóc người nhỏ nhắn rất đáng yêu
  • Đó chỉ là việc nhỏ nhặt, không đáng quan tâm
  • Cô bé ấy nói chuyện thật nhỏ nhẹ, lễ phép
  • Bạn trung tính tình ích kỉ, nhỏ nhen
  • Hoa lấy món tiền nhỏ nhoi của mình tiết kiệm được để tặng Huyền mua sách vở.

[Luyện tập] Câu 5: Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ,...

Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, mệt mỏi, nảy nở là từ láy hay từ ghép?

Trả lời:

Các từ trên về hình thức giống với từ láy nhưng thực chất đó là những từ ghép đẳng lập, do hai tiếng trong từ đều có nghĩa.

[Luyện tập] Câu 6: Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), ...

Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành) có nghĩa là gì? Các tiếng chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép hay từ láy?

Trả lời:

  • Chiền: từ cổ, cũng có nghĩa là chùa.
  • Nê: từ cổ, có nghĩa là chán, con người ăn vào nhưng ko tiêu hóa được thức ăn.
  • Rớt: rơi ra một vài giọt (còn sót lại, hỏng, không đỗ) hoặc cũng có nghĩa là rơi.
  • Hành: thực hành.

Tất cả các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép đẳng lập. Trong đó có một tiếng đã mờ nghĩa.

Tìm kiếm google:

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com