Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Quan hệ từ

Soạn bài: Quan hệ từ - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Quan hệ từ biếm cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau:

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

(Cổng trường mở ra)

Câu 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi ... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ... cái vẻ mặt đợi chờ đó. ... tôi lạnh lùng ... nó lảng đi. Tôi vui vẻ ... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)

Câu 3: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a. Nó rất thân ái bạn bè.

b. Nó rất thân ái với bạn bè.

c. Bố mẹ rất lo lắng con.

d. Bố mẹ rất lo lắng cho con.

e. Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

h. Tôi tặng quyển sách này anh Nam.

i. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

k. Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

l. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.a

Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ. Gạch chân dưới những quan hệ từ đó.

Câu 5: Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:

(1) Nó gầy nhưng khoẻ.

(2) Nó khoẻ nhưng gầy.

II. Soạn bài siêu ngắn: Quan hệ từ

Câu 1: Các quan hệ từ trong đoạn văn được sắp xếp theo trật tự như sau: của, còn, còn, với, như, của, và, như, mà, nhưng, cũng, của, nhưng, như.

Câu 2: Đoạn văn như sau:

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

Câu 3: 

  • Các câu đúng: a, d, g, i, k, l
  • Các câu sai: b, c, e, h

Câu 4: Đoạn văn có sử dụng quan hệ từ: 

“Tôi có rất nhiều loại sách như: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí – lịch sử… Hễ khi nào có dịp đi nhà sách thì tôi luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ ích với bản thân. Tôi luôn trân trọng và giữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó.”

Câu 5: Trong hai câu trên đều có nội dung nói về việc khen – chê sức khỏe của một người: Nó gầy nhưng khoẻ thể hiện nó khoẻ, muốn khen. Nó khoẻ nhưng gầy thể hiện nó gầy, muốn chê

III. Soạn bài ngắn nhất: Quan hệ từ

Câu 1: Cách sắp xếp các quan hệ từ lần lượt là của, còn, còn, với, như, của, và, như, mà, nhưng, cũng, của, nhưng, như.

Câu 2: Điền các quan hệ từ: (1) với … (2) và … (3) với … (4) với … (5) Nếu … (6) thì … (7) và 

Câu 3: Các câu đúng là ( a, d, g, i, k, l ) và Các câu sai là ( b, c, e, h)

Câu 4: Viết đoạn văn như sau: 

“Trong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mình và với tôi đó là nghe nhạc. Nghe nhạc giúp tôi thư giãn sau những giờ học mệt mỏi. Hễ khi nào gặp áp lực tôi sẽ nghe nhạc để giải tỏa và sau đó lại tiếp tục học. Tâm trạng tôi sẽ tốt hơn sau khi được nghe những bài nhạc nhẹ nhàng, dịu êm.”

Câu 5: Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng:
(1) Nó gầy nhưng khoẻ : Nhấn mạnh ý nó khoẻ, tỏ thái độ khen.
(2) Nó khoẻ nhưng gầy: Nhấn mạnh ý nó gầy, tỏ thái độ chê

IV. Soạn bài cực ngắn: Quan hệ từ

Câu 1: Của, còn, còn, với, như, của, và, như, mà, nhưng, cũng, của, nhưng, như

=> Cách sắp xếp các quan hệ từ

Câu 2: Có thể điền các quan hệ từ vào chỗ trống như sau: với – và - với - với - Nếu - thì - và 

Câu 3: Câu đúng là: a – d – g – k - i - l

Các câu là: b – c - e – h

Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ: 

Trong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mình và với tôi đó là đọc sách. Đọc sách mang lại những tri thức cho con người. Sách còn giúp tôi thư giãn sau những giờ học hành mệt mỏi. Tôi thường đọc sách truyện tranh mỗi khi gặp áp lực học hành và nó giúp tôi giải tỏa áp lực ấy.

Câu 5:  

(1) Nó gầy nhưng khoẻ : Nhấn mạnh ý nó khoẻ, tỏ thái độ khen.

(2) Nó khoẻ nhưng gầy: Nhấn mạnh ý nó gầy, tỏ thái độ chê

=> Việc diễn đạt khác nhau khiến cho nội dung của câu nói thay đổi

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai quan he tu, soan van 7 cuc ngan, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com