[toc:ul]
Câu 1: Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
Câu 2: Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?
Câu 3: Em hiếu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?
Câu 4: Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?
Câu 5: Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
Câu 6: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
Câu 1: Bài ca dao mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận người nông dân:
“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Câu 2: Về nội dung: hình ảnh con cò khó nhọc, vất vả vì cuộc sống của cò gặp quá nhiều ngang trái, trắc trở.
Về nghệ thuật: nghệ thuật đối lập giữa các hình ảnh, sử dụng từ láy “lận đận”, nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả hình dáng và số phận của con cò “một mình, thân cò”
Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công.
Câu 3: Cụm từ “thương thay” thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho số phận
Câu 4: Những nỗi thương thân của người lao động:
Hình ảnh: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc"
Các hình ảnh ẩn dụ:
Câu 5: Cụm từ “thân em” đế nói về những kiếp người, những thân phận nhỏ bé, cơ cực, cay đắng. Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Câu 6: Nhận xét về hình ảnh so sánh:
=> Qua đó ta thấy những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm của cuộc sống mà người phụ nữ phải đối mặt
Câu 1: Bài ca dao mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận người nông dân:
Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.
Câu 2: Nội dung: cuộc sống khó nhọc, vất vả. Nghệ thuật: nghệ thuật đối lập, từ láy, hình ảnh, từ ngữ miêu tả. Ngoài nội dung than thân còn tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Câu 3: Cụm từ “thương thay” thể hiện sự đồng cảm, thương xót
Cụm từ được lặp lại 4 lần có tác dụng nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cay đắng của người nông dân, mà còn có ý nghĩa kết nối, phát triển, mở rộng và liên hệ những nỗi thương khác.
Câu 4: Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Thương con tằm, Thương lũ kiến, Thương cho con hạc, Thương cho con cuốc là thân phận nhỏ bé, thấp kém, khốn khó.
Câu 5: Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” nói lên sự nhỏ bé, cơ cực, cay đắng:
Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
Câu 6: Nhận xét về hình ảnh so sánh: Trái bần: vừa chua vừa chát, sự nghèo khổ.Gió dập, sóng dồi: nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện. Đó là những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm của cuộc sống mà người phụ nữ phải đối mặt.
Câu 1: Bài ca dao mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận người nông dân
Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.
Câu 2: Nội dung của bài là cuộc sống khó nhọc, vất vả thông qua nghệ thuật đối lập, từ láy, hình ảnh, từ ngữ miêu tả. Ngoài nội dung than thân còn tố cáo xã hội phong kiến bất công.
Câu 3: Cụm từ “thương thay” thể hiện sự đồng cảm, thương xót được lặp lại 4 lần có tác dụng nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cay đắng của người nông dân.
Câu 4: Hình ảnh ẩn dụ: Thương con tằm, Thương lũ kiến, Thương cho con hạc, Thương cho con cuốc là thân phận nhỏ bé, thấp kém, khốn khó.
Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Câu 5: Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”
Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
Cụm từ “thân em” đế nói về những kiếp người, những thân phận nhỏ bé, cơ cực, cay đắng
Câu 6: Người phụ nữ không tự quyết định số phận của mình, những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm của cuộc sống qua hình ảnh:
Trái bần: vừa chua vừa chát, sự nghèo khổ.
Gió dập, sóng dồi: nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.