Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Mẹ tôi

Soạn bài: Mẹ tôi - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Mẹ tôi cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1. Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

Câu 2. Thái độ của người bố đối với En - ri - cô là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy

Câu 3. Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En- ri- cô? Qua đó, em hiểu mẹ của En- ri- cô là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, điều gì đã khiến En- ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng. Ngoài những lí do đó, còn có lí do nào khác không?

a. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 

b.  Vì En-ri-cô sợ bố.

c. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Câu 5. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En- ri- cô mà lại viết thư?

II. Soạn bài siêu ngắn: Mẹ tôi

Câu 1: Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm. Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ, mong con hiểu được sự hi sinh và tấm lòng yêu thương của mẹ.

Câu 2: Thái độ của người đối với En - ri – cô: cảm thấy rất buồn bã, tức giận và ông tỏ ra nghiêm khắc với con. 

Chi tiết thể hiện: 

  • … việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
  •  một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
  • “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

Lý do: En - ri – cô đã vô lễ với mẹ. Điều này cho thấy ông là một người bố rất yêu con, xem con cái là niềm hy vọng tha thiết nhất của cuộc đời.

Câu 3:  Chi tiết nói về người mẹ: 

  • “Mẹ đã thức suốt đêm”, “khóc nức nở” 
  • “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.
  • “có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

Cho thấy mẹ là người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Một người yêu thương con và có thể làm tất cả vì con. 

Câu 4: Các phương án: a, c, d

Lí do: En- ri- cô xúc động và hối hận về những hành động của mình, em là một cậu bé thông minh, vì một phút bốc đồng mà có lỗi với mẹ nhưng đã kịp nhận ra lỗi lầm của mình.

Câu 5: Muốn nhắc nhở một cách tế nhị, kín đáo với con. Vì nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận và còn có thể bày tỏ tình cảm chân thành hơn thông qua lời văn trong bức thư, tránh những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

III. Soạn bài ngắn nhất: Mẹ tôi

Câu 1: Lấy nhan đề mẹ tôi vì:

  • Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm. 
  • Vì thái độ vô lễ của con, mong con hiểu được sự hi sinh và tấm lòng yêu thương của mẹ.

Câu 2:  Bố của En – ri – cô đã cảm thấy rất buồn bã, tức giận vì hành động vô lễ của con đối với mẹ. Là người bố hết mực yêu thương và mong muốn con sữa chữa qua những chi tiết: “Giống như một nhát dao đâm vào tim bố”, “Là một sự xấu hộ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa”

Câu 3: Mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm, yêu thương con hết mực.

Qua những chi tiết: “Thức suốt đêm”, “có thể hi sinh tính mạng để cứu con”

Câu 4: En- ri-cô một cậu bé thông minh, nhạy cảm và hiếu thảo nên cậu đã nhận ra lỗi lầm của mình và thâm thìa những lời dạy bảo của người cha. En – ri – cô cũng hối hận về hành động của mình. Chọn phương án: a, c, d

Câu 5: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

  • Rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
  • Khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. 
  • Có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Mẹ tôi

Câu 1: Nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác. Người bố muốn nhắc nhỡ người con vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Muốn con hiểu được những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.

Câu 2: Người bố đã nghiêm khắc với hành vi sai phạm của con với mẹ qua những câu văn “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”; “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”; “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

Là một người bố hết mực yêu thương con.

Câu 3: “Mẹ đã thức suốt đêm, khóc nức nở”; “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Đó là những chi tiết thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của một người mẹ hiền từ và đầy trách nhiệm, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

Câu 4: Chọn a, c, d

  • En – ri - cô thông minh nhạy bén.
  • En – ri – cô hối hận vì việc làm của mình.
  • En – ri – cô nhận ra lỗi lầm và sửa chửa.

Câu 5:  Bố là một người tế nhị  khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành. 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com