[toc:ul]
Câu 1. Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.
Trả lời:
Câu 2. Đã bao giờ có một sự việc bất ngờ xảy ra khiến em thay đổi quyết định của mình? Chia sẻ với các bạn về trải nghiệm ấy.
Trả lời:
Em từng xảy ra sự việc bất ngờ: một lần, em đã không nghe lời mẹ trốn đi chơi nắng cả buổi trưa và về bị sốt. Từ đó, em rút ra bài học cần nghe lời người lớn, tránh đi chơi trời nắng gay gắt sẽ dễ bị ốm.
Câu 1. Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?
Trả lời:
Giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê vì khi giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông sực nhớ quê nhà, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất.
câu 2. Lời của cụ giáo Cóc có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Theo em, lời cụ giáo Cóc có ý nghĩa: vì một giọt sương đã khiến người ta thức trắng đêm, vì một kỉ niệm trong quá khứ ùa về khiến Bọ Dừa sực tỉnh, giật mình, suy nghĩ về những điều đã bỏ quên từ lâu đó chính là nỗi nhớ quê nhà.
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?
Trả lời:
Truyện kể theo ngôi thứ ba, nhân vật trong truyện gồm có: Thằn Lằn, Bọ Dừa, cụ giáo Cóc
Câu 2. Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?
Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.
Trả lời:
Đoạn văn đuọc kể bằng lời của người kể chuyện.
Câu 3. Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện.
a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.
b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.
c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.
d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.
e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.
Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Câu 4. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?
Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.
Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?
Trả lời:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ “anh” được lặp lại 9 lần ở đầu mỗi câu, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh và sử dụng nhiều từ láy. Qua đó nhằm nhấn mạnh, diễn tả sự đa dạng về các loài bọ cánh cứng. Qua đoạn văn cũng thể hiện đặc trưng của truyện đồng thoại là thể hiện đặc điểm sinh hoạt của thể loại đặc tính sinh hoạt của các loài vật.
5. Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?
Trả lời:
Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ:
Trong đêm thănh vắng, ông lắng rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.
Câu 6. Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Trả lời:
Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.
Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.
Câu 7. Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?
Trả lời:
Truyện có kết thúc mở. Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo.