Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?

Câu 2. Thành Đại La có lợi thế như thế nào?

Câu 3. Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?

Câu trả lời:

Câu 1. 

Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dười theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh."

Câu 2. 

+ Là nơi Cao Vương từng định đô.

+ Về địa lí: trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương, vừa có sông vừa có núi, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được lụt lội, chật chội.

+ Về phong thủy: thế rồng cuộn hổ ngồi.

+ Về sự giàu có: muôn vật phong phú, tốt tươi.

+ Về chính trị: là nơi tụ hội trọng yếu của đất nước.

Câu 3. 

Ở câu kết của bài chiếu “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” vừa là ban bố một quyết định vừa là lời phủ dụ yên dân, khiến ý nguyện của nhà vua cũng được trăm họ đồng tình ủng hộ. Khoảng cách giữa bậc quân vương và nhân dân trăm họ dường như đã được thu ngắn lại bởi có cùng chung một quyết tâm xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net