Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều bài 10: Giới thiệu chung về stem, nghề nghiệp stem

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ thiết kế 10 bộ sách mới cánh diều bài 10: Giới thiệu chung về stem, nghề nghiệp stem. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 3: NGHỀ NGHIỆP STEM

BÀI 10: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ STEM, NGHỀ NGHIỆP STEM

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ

  • Tóm tắt được một số vấn đề cơ bản về STEM, nghề nghiệp STEM.
  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Nhận thức công nghệ: Nêu được cách hiểu về STEM, giáo dục STEM, nghề nghiệp STEM; Mô tả được mối liên hệ giữa các thành phần STEM; Mô tả được công việc của một số nghề nghiệp STEM.
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Vận dụng kiến thức đã được học vào tìm kiếm những thông tin chính về một số nghề nghiệp STEM ở Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Ham học, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết về nghề nghiệp STEM.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Sưu tầm hình ảnh, video về các hoạt động giáo dục STEM trong trường phổ thông. Sưu tầm hình ảnh, video giới thiệu về một số nghề nghiệp STEM.
  • Bảng kiểm báo cáo kết quả tìm hiểu nghề nghiệp STEM.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến STEM, nghề nghiệp STEM.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, xác định được nhu cầu tìm hiểu mối quan hệ giữa các kiến thức trong STEM.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.1 và đặt câu hỏi: Theo em, để tạo ra chiếc xe điện chạy bằng pin như hình 10.1 cần vận dụng kiến thức của những môn học nào?

- GV đưa thêm một số câu hỏi gợi ý cho HS: Những môn học này thuộc lĩnh vực nào? Có cần sử dụng công cụ toán học trong thiết kế ra sản phẩm không?

- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.1 và đặt câu hỏi: Theo em, để tạo ra chiếc xe điện chạy bằng pin như hình 10.1 cần vận dụng kiến thức của những môn học nào?

 

 

 

 

- GV nêu thêm câu hỏi gợi ý cho HS: Những môn học này thuộc lĩnh vực nào? Có cần sử dụng công cụ toán học trong thiết kế ra sản phẩm không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi: Để tạo sản phẩm STEM cần dựa vào kiến thức môn Vật lí về mạch điện đơn giản; môn Công nghệ về truyền và biến đổi chuyển động; môn Toán về tính toán.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, kết luận phần trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Bài 10 – Giới thiệu chung về STEM, nghề nghiệp STEM.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về STEM

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách hiểu về STEM; Mô tả được mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM; Nêu được cách hiểu về giáo dục STEM
  2. Nội dung:

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về STEM

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục I.1, quan sát Hình 10.2, 10.3 và trả lời câu hỏi:

+ STEM là thuật ngữ viết tắt bởi các từ khóa nào? Quan sát Hình 10.2 và nêu các thành phần trong STEM.

+ Khoa học trong STEM được hiểu như thế nào?

+ Phân tích mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM được thể hiện ở Hình 10.3.

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát Hình 10.4 và phân tích ví dụ minh họa SGK tr.56 để thấy được mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM được thể hiện ở ví dụ này.

+ Toán học có vai trò như thế nào trong quá trình này?

+ Lấy thêm ví dụ minh họa thể hiện mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về giáo dục STEM

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục I.2 và nêu cách hiểu về giáo dục STEM:

+ Trong giáo dục, STEM liên quan đến những môn nào?

+ Môn Công nghệ thuộc thành phần nào trong bốn thành phần của STEM?

+ Mục đích của giáo dục STEM trong nhà trường là gì?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.5, đọc ví dụ minh họa cho chủ STEM, xác định kiến thức các môn học vận dụng để thực hiện chủ đề: Để chế tạo được hệ thống tưới nước nhỏ giọt (hình 10.5), em cần vận dụng kiến thức của những môn học nào?

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK về các hình thức giáo dục STEM và rút ra đặc điểm một số hình thức tổ chức giáo dục STEM trong nhà trường.

- GV kết luận, nhận định về đặc điểm một số hình thức tổ chức giáo dục STEM được triển khai trong nhà trường hiện nay.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về STEM, giáo dục STEM và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung thông tin I.1, quan sát Hình 10.2, 10.3 SGK tr.55 và cho biết:

+ STEM là thuật ngữ viết tắt bởi các từ khóa nào? Quan sát Hình 10.2 và nêu các thành phần trong STEM.

+ Khoa học trong STEM được hiểu như thế nào?

+ Phân tích mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM được thể hiện ở Hình 10.3.

 

 

 

- GV trình cho HS tham khảo thêm một số hình ảnh về STEM:

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 10.4 và trả lời câu hỏi: Nêu mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM thể hiện ở ví dụ minh họa.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: Toán học có vai trò như thế nào trong quá trình này ?

- GV mở rộng, liên hệ thực tế và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lấy thêm ví dụ minh họa thể hiện mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình SGK mục I.1 SGK tr.55, 56 để tìm hiểu khái quát về STEM.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi khái quát về STEM.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, nhân định về: thuật ngữ STEM, mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM giải thích sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, mỗi sản phẩm công nghệ được tạo ra đều phải dựa trên những căn cứ khoa học và trải qua quá trình thiết kế. Đây chính cơ sở triển khai giáo dục STEM tại trường học sẽ được tìm hiểu ở nội dung tiếp theo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung thông tin mục I.2 SGK tr.56, 57 và nêu cách hiểu về giáo dục STEM.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu:

+ Trong giáo dục, STEM liên quan đến những môn học nào?

+ Môn Công nghệ thuộc thành phần nào trong bốn thành phần của STEM?

+ Mục đích của giáo dục STEM trong nhà trường là gì?

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến giáo dục STEM:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 10.5, đọc ví dụ minh họa cho chủ đề STEM Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho vườn rau trong gia đình SGK tr.56, 57 và cho biết: Để chế tạo được hệ thống tưới nước nhỏ giọt (Hình 10.5), em cần vận dụng được kiến thức của những môn học nào?

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK về các hình thức giáo dục STEM và rút ra đặc điểm một số hình thức tổ chức giáo dục STEM trong nhà trường theo Phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

 

Học tập các môn học STEM

Trải nghiệm câu lạc bộ STEM

Nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

Mục đích

 

 

 

Hình thức

 

 

 

Đối tượng tham gia

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức, liên hệ vận dụng với những hoạt động giáo dục STEM đã được thực hiện tại trường học của mình, thảo luận về những hoạt động giáo dục STEM đã được tham gia tại trường học, lưu ý khi tham gia các hoạt động STEM này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình mục I.2 để tìm hiểu về giáo dục STEM.

- HS hoàn thành Phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về giáo dục STEM.

- GV mời đại diện HS trình bày về đặc điểm một số hình thức tổ chức giáo dục STEM trong nhà trường theo Phiếu học tập.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, nhận định về đặc điểm một số hình thức tổ chức giáo dục STEM được triển khai trong nhà trường hiện nay.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về STEM

1.1. Tìm hiểu khái quát về STEM

* Thuật ngữ STEM

- STEM là thuật ngữ được viết tắt bởi các từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học).

- STEM gồm 4 thành phần: khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học.

* Khoa học trong STEM

Khoa học được nhắc trong STEM đề cập đến khoa học tự nhiên, có trong các môn học như Khoa học tự nhiên (THCS) hoặc vật lí, hóa học, sinh học (THPT).

* Mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM:

- Khoa học tự nhiên tạo ra tri thức khoa học về thế giới tự nhiên dựa vào công cụ toán học và công nghệ có ở hiện tại.

- Kiến thức khoa học được vận dụng vào quá trình thiết kế, chế tạo để tạo ra sản phẩm công nghệ.

- Toán học là công cụ giúp khoa học, công nghệ và kĩ thuật tìm ra đáp án như mong muốn.

* Mối liên hệ giữa các thành phần trong STEM được thể hiện ở ví dụ minh họa Hình 10.4:

- Nhà khoa học khám phá ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Dựa trên hiện tượng khúc xạ ánh sáng và trình độ công nghệ, kĩ thuật hiện có, nhà sáng chế đã tiến hành thiết kế và chế tạo thành công kính hiển vi quang học (sản phẩm công nghệ).

- Nhờ có kính hiển vi quang học này, các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau lại nghiên cứu và tạo ra thêm nhiều kiến thức khoa học mới trong lĩnh vực sinh học, hóa học,…à tri thức khoa học tăng lên và công nghệ phát triển ở trình độ cao hơn.

- Nhà khoa học sử dụng công cụ toán học để định lượng, mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng; nhà sáng chế sử dụng công cụ toán học trong quá trình tính toán các thông số kĩ thuật giúp chế tạo ra kính hiển vi quang học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Tìm hiểu về giáo dục STEM

* STEM liên quan đến những môn học nào?

- STEM liên quan đến môn Toán học, Khoa học (KHTN ở THCS hoặc Vật lí, Hóa học, Sinh học ở THPT), Tin học, Công nghệ.

à Môn Công nghệ phản ánh 2 thành phần là T và E trong 4 thành phần của STEM.

* Mục đích của giáo dục STEM trong nhà trường 

Giáo dục STEM giúp HS áp dụng được những kiến thức các môn học STEM vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Khi đó, chúng ta thấy được ý nghĩa của các môn học STEM đối với cuộc sống hằng ngày.

* Kiến thức các môn học được sử dụng trong Hình 10.5:

- Môn Sinh học: kiến thức về ảnh hưởng độ ẩm đến sinh trưởng và phát triển cây trồng, đặc điểm sinh trưởng của cây trồng,…

- Môn Vật lí: kiến thức nguyên lí bình thông nhau, áp suất,…

- Môn Công nghệ: kiến thức về gia công cơ khí, thiết kế kĩ thuật,…

- Môn Toán: thực hiện phép tính toán đơn giản để tính tiết diện van tưới, độ chênh lệch mực nước,…

=> Khi thực hiện chủ đề STEM, cần xác định kiến thức nền tảng và vận dụng chúng để tìm ra giải pháp kĩ thuật phù hợp, tạo ra sản phẩm STEM gần giống quy trình thiết kế kĩ thuật.

* Đặc điểm một số hình thức tổ chức giáo dục STEM trong nhà trường: Đính kèm bên dưới hoạt động Phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều bài 10: Giới thiệu chung về stem, nghề nghiệp stem

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều bài 10: Giới thiệu chung về stem, nghề, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 10: Giới thiệu chung về stem, nghề

Giải chuyên đề học tập công nghệ thiết kế 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay