Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 CTST CĐ 1 bài 1: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 bài 1: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3. Tìm hiểu sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. Mục tiêu: HS giải thích được sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Nội dung:

- HS đọc các thông tin trong CĐHT trang 10 – 11 và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt kiến thức cho HS.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 6 HS).

- GV yêu cầu HS thảo luận trong 5 phút về các thông tin để trả lời các câu hỏi:

+ Theo em, việc phát triển kinh tế ở nước ta đã tác động tiêu cực như thế nào đến môi trường tự nhiên?

+ Tại sao môi trường là nhân tố quan trọng hàng đầu cần bảo vệ để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững?

+ Vì sao phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

- Phát triển kinh tế ở nước ta đã tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên:

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp và đô thị ngoài việc dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi, còn tác động rất lớn đến môi trường sinh thái cũng như ô nhiễm nguồn nước. Chẳng hạn, ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh đường hô hấp,…

+ Tài nguyên biển bị suy thoái; ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi diễn ra nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm, các sinh cảnh bị mất và bị thu hẹp diện tích. Đáng lo ngại, hiện có khoảng 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

-  Môi trường là nhân tố quan trọng hàng đầu cần được bảo vệ để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững vì: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên vì:

+ Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, giảm áp lực cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, kinh tế, an sinh xã hội;

+ Giảm thiệt hại về kinh tế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững;

+ Đảm bảo và duy trì sự ổn định, an toàn trong xã hội.

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu một số biện pháp, chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. Mục tiêu: HS đánh giá được một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Nội dung:

- HS đọc các thông tin (trang 11 – 13), các trường hợp (trang 13) trong CĐHT và thực hiện yêu cầu.

- GV nhận xét và chốt kiến thức cho HS.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đến việc đánh giá một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tiễn nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 11 – 13 để thực hiện yêu cầu:

+ Nêu các chính sách của Nhà nước nhằm phục vụ, hạn chế tác động của phát triển kinh tế đến môi trường trong các thông tin trên.

+ Nêu các biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên được đề cập trong các trường hợp trên.

+ Giải thích vì sao chính sách “Tiêu dùng xanh” được xem là giải pháp “Cứu cánh” cho vấn đề ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế ở nước ta. Nêu những ưu, nhược điểm của chính sách trên đối với việc bảo vệ môi trường.

+ Kể thêm một số biện pháp, chính sách khác để khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện từng yêu cầu trong thời gian 5 phút.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi và giải thích.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Một số biện pháp, chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

- Chính sách của Nhà nước: Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; chính sách thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu;…

- Các biện pháp áp dụng: trường hợp 1 – sử dụng túi sinh học phân hủy, các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên; trường hợp 2 – kiểm tra, giám sát về môi trường của các cơ quan chức năng; trường hợp 3 – thực hiện “Tiêu dùng xanh”.

- “Tiêu dùng xanh” là việc mua, sử dụng và tuyên truyền về các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến chức năng hay sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên. “Tiêu dùng xanh” hướng đến mục tiêu bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người. “Tiêu dùng xanh” được coi là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững. Ưu điểm: thân thiện với môi trường, an toàn, tiết kiệm tối đa chi phí, bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,…

- Các biện pháp khác: áp dụng công nghệ, áp dụng thuế suất cao với các sản phẩm mà việc sản xuất tác động tiêu cực đến môi trường.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1: Cho biết ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định và giải thích

  1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nêu được những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên, xác định được nguyên nhân phát sinh những tác động đó; sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; một số biện pháp và chính sách đang áp dụng trong thực tế nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Nội dung: HS bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định trong CĐHT trang 15 và giải thích.
  3. Sản phẩm: Ý kiến đồng tình hay không đồng tình của HS với các nhận định trong CĐHT trang 15 và phần giải thích.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các nhận định trong CĐHT để bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình, sau đó giải thích.

  1. Sự phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực đông dân cư.
  2. “Tiêu dùng xanh” là quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất độc hại.
  3. Áp dụng thuế suất cao đổi với sản phẩm mà trong sản xuất có tác động xấu đến môi trường là biện pháp tối ưu nhất.
  4. Sự phát triển kinh tế vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái, động, thực vật trong môi trường tự nhiên.
  5. Phát triển bền vững là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định, đều đặn và không làm ảnh hưởng đến xã hội, môi trường.
  6. Bảo vệ môi trường và đảm bảo cân bằng hệ sinh thái không chỉ là trách nhiệm của người dân mà còn của các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các nhận định trong 5 phút, sau đó đưa ra ý kiến và giải thích.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

  1. Đồng tình vì sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là ở khu vực thành thị, nơi đông dân cư.
  2. Không đồng tình vì “tiêu dùng xanh” được hiểu là việc mua, sử dụng và tuyên truyền về các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người, không đe dọa đến chức năng hay sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên. Còn quy trình sản xuất thân thiện với môi trường là sản xuất xanh.
  3. Không đồng tình vì đó là một trong những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; trong hoạt động sản xuất, vẫn phải thực hiện sản xuất các sản phẩm đó vì đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
  4. Đồng tình vì nếu sự phát triển kinh tế giúp bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các biện pháp, chính sách hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên thì đó là điều tích cực. Ngược lại, nếu phát triển kinh tế nhưng không có các biện pháp bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái thì đó là điều tiêu cực.
  5. Đồng tình vì phát triển bền vững là quá trình mà các quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, thông qua việc nâng cao chất lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất nhưng không làm hại đến xã hội và môi trường.
  6. Đồng tình vì đây là một biện pháp tích cực góp phần hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào quá trình này.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 2: Đọc các trường hợp và xác định nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. Mục tiêu: HS xác định được nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Nội dung: HS đọc các trường hợp trong CĐHT trang 15 – 16 và thực hiện yêu cầu.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các trường hợp trong CĐHT để thực hiện yêu cầu xác định nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên:

  1. Số lượng cá thể tê tê Java có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
  2. Mực nước biển của nhiều tỉnh ven biển nước ta có dấu hiệu dâng cao, thu hẹp diện tích đất sinh sống của người dân trong khu vực và phát sinh nhiều cơn bão, lũ hơn trước.
  3. Khu vực đồi núi gần các mỏ khoáng sản thường xuất hiện hiện tượng sạt lở và lũ quét, ảnh hưởng đến đời sống người dân và quá trình khai thác của nhiều nhà máy.
  4. Sự xuất hiện của các cao ốc, tòa nhà, cơ sở hạ tầng giao thông và mật độ lưu thông xe máy đã khiến tình trạng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn khá phổ biến hiện nay ở các đô thị.
  5. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chặt phá rừng và khai thác các bãi biển hoang sơ để xây dựng nên những khu nghỉ dưỡng cao cấp, kéo theo đó là sự suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, nhận xét hành vi của các chủ thể kinh tế.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận:

  1. Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng nguồn nguyên liệu từ tự nhiên dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.
  2. Biến đổi khí hậu.
  3. Suy kiệt tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa.
  4. Áp lực gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các đô thị.
  5. Cuộc chạy đua kinh tế, phát triển dịch vụ kéo theo các vấn đề liên quan đến ô nhiễm, suy kiệt môi trường, tài nguyên thiên nhiên; giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

---------------------------------Còn tiếp---------------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 CTST CĐ 1 bài 1: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 Chân trời CĐ 1 bài 1: Phát triển kinh tế, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề KTPL 11 chân trời CĐ 1 bài 1: Phát triển kinh tế

Bài giảng điện tử Kinh tế pháp luật 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay