Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề KTPL 10 CTST Bài 7: Một số nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 7: Một số nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 4. Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Phân tích, đánh giá được vấn đề quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội trong các trường hợp đơn giản.

  1. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục d (CĐHT tr.60 – 64) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  2. Sản phẩm:

- HS phân tích, đánh giá được vấn đề quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội trong các trường hợp đơn giản.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, chia lớp thành 4 nhóm lớn, hướng dẫn các nhóm nghiên cứu và thảo luận các nội dung mục d (CĐHT tr.60 – 64):

+ Nhóm 1: Đọc, phân tích thông tin 1 và trường hợp 1.

+ Nhóm 2: Đọc, phân tích thông tin 2 và trường hợp 2.

+ Nhóm 3: Đọc, phân tích thông tin 3 và trường hợp 3.

+ Nhóm 4: Đọc, phân tích thông tin 4 và trường hợp 4.

- Thành viên ở các nhóm phối hợp với nhau, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

1. Trình bày quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên và được tha tù trước thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội.

2. Trình bày quy định về quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.

3. Cho biết người dưới 18 tuổi có bị coi là có án tích khi phạm tội không. Giải thích nhận định của em về vấn đề này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm dưới sự điều phối của GV, đọc thông tin và các trường hợp  trong SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

d. Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích

* Trả lời câu hỏi:

1.Quy định về giảm mức hình phạt:

+ Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giả, đến 4 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

+ Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

+ Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

- Quy định về được tha tù trước thời hạn:

+ Phạm tội lần đầu.

+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt.

+ Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù

+ Có nơi cư trú rõ ràng.

2. HS liệt kê quy định về quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt trong CĐHT tr.60 – 64.

3. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị coi là không có án tích nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

- Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương XII Bộ Luật Hình sự: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

+ 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

+ 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.

  1. TÁC HẠI, HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Hoạt động 5. Tìm hiểu tác hại,  hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên phạm tội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên phạm tội.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục 2 (CĐHT tr.64) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm: HS nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên phạm tội thông qua các tình huống đơn giản.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp trong mục 2 (CĐHT tr.64), suy nghĩ để trả lời các câu hỏi:

+ Nêu tác hại, hậu quả cho xã hội từ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự ở các vụ án nêu trên.

+ Cho biết ý kiến của em về nhận định: Tình hình phạm tội của người chưa thành niên đang ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa.

- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share, yêu cầu HS bắt cặp với một bạn bất kì trong lớp, trao đổi ý kiến và chia sẻ câu trả lời trước lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc dưới sự theo dõi của GV, đọc thông tin và các trường hợp  trong SGK, suy nghĩ, thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

2. Tác hại,  hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên phạm tội

* Trả lời câu hỏi:

- Tác hại, hậu quả cho xã hội từ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự trên:

+ Làm gia tăng các tệ nạn xã hội: sử dụng trái phép chất ma túy,…

+ Làm gia tăng các căn bệnh xã hội.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

- Ý kiến của HS về nhận định: đồng ý hoặc không đồng ý, giải thích.

 

  1. TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG, VẬN ĐỘNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Hoạt động 6. Tích cực chủ động, vận động người chưa thành niên chấp hành các quy định của pháp luật hình sự

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thái độ tích cực chủ động, vận động người chưa thành niên chấp hành các quy định của pháp luật hình sự.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục 3 (CĐHT tr.65) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm: Bằng kiến thức đã học, HS xây dựng được thái độ tích cực chủ động, vận động người chưa thành niên chấp hành các quy định của pháp luật hình sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục 3 (CĐHT tr.65), suy nghĩ để trả lời các câu hỏi:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh N phát động Hội thi hùng biện nhằm mục đích gì?

+ Theo em, vì sao phải chủ động, vận động HS chấp hành các quy định của pháp luật hình sự?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh.

3. Tích cực chủ động, vận động người chưa thành niên chấp hành các quy định của pháp luật hình sự

* Trả lời câu hỏi:

- Mục đích phát động Hội  thi hùng biện của tỉnh N: Nhằm phổ biến những quy định cũng như vận động học sinh chấp hành quy định của pháp luật hình sự.

- Phải chủ động, vận động học sinh chấp hành các quy định của pháp luật hình sự vì việc làm đó sẽ ngăn chặn được các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của học sinh. Hơn nữa, giúp học sinh nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp, giúp học sinh tránh xa được các hành vi vi phạm đó.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1: Nhận định về nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và giải thích.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng được kiến thức về nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội để trả lời câu hỏi và giải thích.
  2. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi tại mục 1, phần luyện tập trong CĐHT.
  3. Sản phẩm: HS trả lời được nhận định đúng là a,b; nhận định sai là c, d.
  4. Tổ chức thực hiện

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề KTPL 10 CTST Bài 7: Một số nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập KTPL 10 chân trời Bài 7: Một số nội dung cơ bản, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Một số nội dung cơ bản


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay