Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn đạo đức lớp 2 bộ sách "Cánh diều ", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)
Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)
Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)
Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)
Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)
Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)
Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)
Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Năng lực riêng:

  • Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
  • Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
  1. Phẩm chất : Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 2 CÁNH DIỀU SOẠN CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình trong phần Khởi động sgk trang 4 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm đồ vật chỉ thời gian trong bức hình.

- GV khuyến khích HS đứng dậy trả lời

- GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Quý trọng thời gian.

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát các bức tranh và thuật lại câu chuyện trong tranh; biết được thói quen của Bi dẫn đến hậu quả như thế nào; bài học rút ra.

Cách tiến hành:

- GV chia HS làm 4 nhóm, yêu cầu HS thảo quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 5, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy thuật lại câu chuyện Chuyện bạn Bi theo tranh.

Câu 2: Khi làm mọi việc, bạn Bi có thói quen gì?

Câu 3: Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?

 

Câu 4: Em rút ra điều gì từ câu chuyện trên?

 

Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian; biết lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 6 để biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian:

- GV hướng dẫn: Đối với các em, một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,...

- GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

- GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 3 CÁNH DIỀU KHÁC:

 

Hoạt động 3: Trao đổi về sự cần thiết phải quý trọng thời gian

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự cần thiết phải quý trọng thời gian; hậu quả cảu việc không biết quý trọng thời gian.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1:  Quý trọng thời gian mang lại lợi ích gì?

Câu 2: Vì sao chúng ta phải quý trọng thời gian?

Câu 3: Việc không quý trọng thời gian dẫn đến điều gì?

- GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận của mình.

- GV cùng các bạn trong lớp lắng nghe, nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 4: Trao đổi về sự cần thiết phải quý trọng thời gian

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách sử dụng thời gian hợp lí.

Cách tiến hành:

- Gv yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 phần 4 sgk trang 6,7 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các cách để sử dụng thời gian hợp lí?

- GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp cho các bạn cùng nghe.

- GV nhận xét, bổ sung thêm: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính).

 

LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sắp xếp được theo tranh trình tự thời gian hợp lí; biết cách xử lý trong 2 tình huống sgk đưa ra; liên hệ bản thân những việc em đã làm trong ngày và thời gian em thực hiện những việc đó.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4,5,6 sgk trang 7 và trả lời câu hỏi: Em hãy sắp xếp các tranh theo trình tự thời gian hợp lí:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình sgk trang 8 và đọc 2 tình huống của bạn nhỏ trong hình.

- Theo em: Bạn Linh nên làm như thế nào? Bạn Trí cần làm gì để có mặt đúng giờ?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những việc đã làm trong ngày và thời gian em thực hiện những việc đó.

CÁC TÀI LIỆU đạo đức 4 CHẤT LƯỢNG:

 

VẬN DỤNG

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được thời gian biểu cho một ngày; ghi lại được các công việc cần thực hiện vào giấy nhớ.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu cho HS về thời gian biểu: là bảng kê trình tự thời gian và những việc làm ứng với thời gian đó. Thời gian biểu giúp chúng ta quản lí thời gian, thực hiện sinh hoạt, học tập có kế hoạch, nề nếp.

- Để lập được thời gian biểu cho một ngày/tuần, trước hết em cần liệt kê tất cả những việc làm cần thiết trong ngày/tuần; sau đó:

1) Đánh số các việc làm theo thứ tự ưu tiên: việc quan trọng làm trước, việc chưa quan trọng làm sau.

 2) Xác định thời gian để thực hiện từng việc làm.

 3) Lập thời gian biểu.

 4) Thực hiện theo thời gian biểu.

 5) Điều chỉnh thời gian biểu nếu cần thiết.

- GV yêu cầu HS xây dựng thời gian biểu theo mẫu trong sgk:

- GV yêu cầu HS ghi lại các công việc em cần thực hiện vào tờ giấy nhớ và dán ở góc học tập.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi

+ Những đồ vật chỉ thời gian trong bức hình: đồng hồ để bàn, thời gian biểu, lịch treo tường, đồng hồ cát, đồng hồ đeo tay.

 

 

- HS đứng dậy trình bày

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ theo GV được giao.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, kể lại tóm tắt câu chuyện

- HS có thói quen nói bố mẹ đợi mình một lát.

- Thói quen đó làm bố con bị lỡ chuyến tàu về quê thăm bà.

- Bài học rút ra: chúng ta cần biết quý trọng thời gian.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát các Hình và đọc những biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

 

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn, tổng kết.

 

 

 

- HS lập thời gian biểu cho ngày nghỉ

 

- Cả lớp đọc thơ bài Đồng hồ quả lắc

- HS lắng nghe nhận xét của GV

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tìm ra câu trả lời cho HS.

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả trước lớp

 

- HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận câu hỏi, quan sát tranh, trả lời câu hỏi :

+ Tranh 1: Lập thời gian biểu.

+ Tranh 2: Đặt đồng hồ báo thức.

+ Tranh 3: Viết ghi chú những việc cần ghi nhớ vào lịch để bàn.

+ Tranh 4: Viết những việc cần ghi nhớ vào giấy nhớ.

 

 

- HS xung phong chia sẻ câu trả lời

 

- HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, sắp xếp các tranh theo trình tự hợp lí: 4 – 6 – 1 – 2 – 5 – 3.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, đọc tình huống tìm cách xử lí.

- HS trình bày câu trả lời

 

- HS nghe câu hỏi, liên hệ với bản thân và đưa ra câu trả lời trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xây dựng thời gian biểu cho riêng mình theo gợi ý của GV và mẫu rong sgk. Có thể xây dựng các việc làm theo gợi ý:

+ Buổi sáng: Học tập tại trường.

+ Buổi chiều: Ở nhà, tại khu vui chơi,...

+ Buổi tối: Ăn cơm, làm bài tâp,...tại nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ghi công việc cần làm vào giấy nhớ.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

Tải giáo án đạo đức 2 cánh diều (bản word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án đạo đức 2 cánh diều, giáo án word đạo đức 2 cánh diều, GA lớp 2 cánh diều môn đạo đức, giáo án môn đạo đức 2 cánh diều

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay