Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 KNTT Bài 4: giai điệu đất nước

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 4: giai điệu đất nước. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

ÔN TẬP VĂN BẢN : MÙA XUÂN NHO NHỎ

  1. MỤC TIÊU
    1. Kiến thức
  • Củng cố lại kiến thức về văn bản Mùa xuân nho nhỏ. sự rung động của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân, qua đó thấy được tình yêu đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của đất nước mà nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua toàn bộ cấu trúc hình tượng và ngôn từ của VB.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa xuân nho nhỏ .

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về tác giả Thanh Hải

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mùa xuân nho nhỏ
  3. b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS:

Em có ấn tượng gì về mùa xuân? Điều gì em thích nhất khi mùa xuân đến?

HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mùa xuân luôn là cảm hứng chủ đạo của các thi sĩ. Có rất nhiều tác giả đã tìm đến mùa xuân để giãi bày cảm xúc đó là một mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, Xuân về của Lưu Trọng Lư… mỗi một nhà thơ lại mang đến một hương sắc xuân riêng biệt. Song đọng lại nhiều cảm xúc cho người đọc nhất vẫn là tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Trong bài học ngày hôm nay hãy cùng tìm hiểu  những cảm xúc của tác giả qua văn bản Mùa xuân nho nhỏ - tiết 1.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm và nội dung Mùa xuân nho nhỏ
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ .
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả và thông tin tác phẩm cũng như nội dung Mùa xuân nho nhỏ .
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

- Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ; ông được đánh giá là cây bút có nhiều đóng góp vào việc xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên; bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được tác giả sáng tác khi nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn, gian khổ, thử thách,...

2. Tác giả

- Tên: Thanh Hải, tên thật Phạm Bá Ngoãn

- Năm sinh – năm mất: 1930 - 1980

-  Quê quán: Phong Điền – Thừa Thiên - Huế

- Đề tài: tình yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước.

- Phong cách sáng tác: giọng điệu mộc mạc, chân thành và hình thức giản dị, giàu tính dân tộc.

3. Tác phẩm

- Xuất xứ: tháng 11/1980, khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, một lời gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại với đời khi đi xa.

=>Hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ người đọc càng hiểu và trân trọng tưởng, tình cảm của nhà thơ.

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khổ thơ 1: Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Đọc kĩ khổ thơ 1 và trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập:

+ Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

+ Nhận xét về màu sắc? âm thanh? Trong bức tranh này?

+ Theo em tại sao tác giả lại không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia?

+ Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ:

Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng?

+ Theo em, đoạn thơ 1 tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của chúng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

HS trình bày được phiếu học tập

Dự kiến sản phẩm:

+ Tín hiệu mùa xuân rất Huế: Dòng sông xanh, màu hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót

+ Trên dòng sông xanh có bông hoa tím biếc. Màu sắc hài hoà đượm sắc xuân, có chim chiền chiện hót vang trời, đó là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống.

- Giọt long lanh có 2 cách hiểu:

+  Cách hiểu 1: Từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân.

+ Cách hiểu 2: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- GV phân tích thêm:

+ Một đặc điểm rất quan trọng của thơ trữ tình gắn với việc sử dụng hình ảnh ở bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, đó là những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện, giọt long lanh... Với việc sử dụng những hình ảnh đó, Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh mùa xuân trong sáng, tràn đầy sức sống.

+ Trong hai dòng thơ đầu, hình ảnh “con chim chiền chiện” vụt thoáng qua không gian nhưng lại đọng lại trong tiếng gọi thiết tha của nhà thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời. Vừa là tiếng gọi (ơi, con chim...), vừa là câu hỏi nhưng cũng là lời khẳng định bộc lộ niềm hân hoan của nhà thơ (Hót chi mà...). Hình ảnh con chim chiền chiện với tiếng hót vang ngân trên bầu trời, trong không gian của mùa xuân cũng là nhịp cảm xúc dâng trào vừa trong trẻo vừa thiết tha, sôi nổi trong tâm hồn nhà thơ.

+ Trong hai dòng thơ sau, tiếng chim như đọng lại trong không gian thành những giọt thanh âm “long lanh” toà sáng, rực rỡ như giọt sương, giọt mưa xuân đã thu vào trong đó ánh sáng trong ngấn và nhà thơ trân trọng đón nhận từng giọt âm thanh của tiếng chim - ánh sáng bầu trời mùa xuân.

- GV bình:

       Nhà thơ Thanh Hải chọn những màu sắc, hình ảnh rất đặc trưng của xứ Huế vào xuân: hoa tím, sông xanh, chim chiền chiện. Mùa xuân trải dài êm trôi trên một dòng xanh dịu mát, bỗng mọc lên ở giữa “Một bông hoa tím biếc”. Cũng một gam màu lạnh, nhưng sắc tím biếc của bông hoa nổi trội, đậm đà, nồng ấm cả dòng sông xanh. Phải chăng đó là những hình ảnh, sắc màu thân quen của xứ Huế mà đôi mắt nhà thơ từng bắt gặp, ngòi bút của nhà thơ từng ghi chép ? Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Ông dùng từ cảm thán “ Ơi” để gọi chú chim xinh nhỏ bé và lanh lợi, rồi hỏi “hót chi” như ngỡ ngàng, thích thú, như đùa vui, níu kéo. Từ đó ông lắng nghe tiếng chim hót. Nghe bằng tai chưa đã, ông nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khổ thơ 2, 3:  Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Nhận xét về cách chuyển ý từ khổ 1 sang khổ 2?

+ Khổ 2 tác giả nhắc đến hình ảnh nào? Hai hình đó gợi nhắc đến ai

+ Tại sao tác giả lại chọn hai hình ảnh trên để miêu tả đất nước vào xuân? (Quan hệ của họ với mùa xuân như thế nào?)

+ Lộc- cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- GV bình: Ta không chỉ thấy có mùa xuân theo về mà mùa còn sinh sôi, nảy nở, phát triển theo bước chân của họ – những con người tiêu biểu cho đất nước. Mang sức sống bất diệt của mùa xuân, mang lộc xuân, gieo lộc xuân trên khắp mọi miền của đất nước, góp vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung với mùa xuân của đất trời rộng lớn.  Bài thơ ra đời trong những năm đất nước ta vừa thắng Mĩ, chiến tranh biên giới Tây Nam tạm dừng. Chiến tranh biên giới phía Bắc vừa kết thúc. Đây là giai đoạn khó khăn.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu khổ thơ 4,5:  Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 4,5 và trả lời câu hỏi :

+ Trước mùa xuân bao la của đất trời, nhà thơ đã có những nguyện ước gì?

+ Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ gửi gắm qua những hình ảnh này ?

+ ? Em có cảm nhận như thế nào về những ước nguyện của tác giả?

+ Khổ 1 tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?

+ Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Dự kiến sản phẩm:

* Ước muốn :

Ta làm: Con chim hót

             Một nhành hoa

             Một nốt trầm xao xuyến

             Một mùa xuân nho nhỏ

- Làm con chim hót: gọi xuân về, đem niềm vui cho mọi người

- Làm một cành hoa: tô điểm cuộc sống, đem lại hương thơm cho đời, làm đẹp thiên nhiên sông núi.

- Làm một nốt trầm để bản nhạc ấy có cung trầm cung bổng, êm ái du dương, xao xuyến cổ vũ nhân dân.

* Sự thay đổi ngôi xưng:

Khổ 1: Tôi 

khổ 4: Ta

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- GV bình:

-  Thanh Hải ý thức được đóng góp nhỏ bé của mình trong sự nghiệp chung của đất nước. Thể hiện nhân sinh quan cao đẹp. Là người phải sống đẹp, Sống có ích là phải cống hiến, hy sinh cho đời. Giống như nhà thơ Tố Hữu – người con của xứ Huế cũng có những suy ngẫm tương tự:

         “Nếu là con chim, chiếc lá

           Thì con chim phải hót

           Chiếc lá phải xanh.

           Lẽ nào vay mà không có trả

           Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

TÔI -> TA: Sự chuyển đổi khéo léo, không lên gân, không gượng ép mà nhẹ nhàng, ý vị. Khúc ca của nhà thơ là khúc ca của muôn người. Cái TÔI hòa trong cái TA bao la, rộng lớn.

=> Sự chân thành, khiêm tốn, dặn dò mình trong thử thách, gian lao, bệnh tật. Sự cống hiến, hi sinh cả cuộc đời vẫn chưa đủ => muốn làm mùa xuân nhỏ bé trong một mùa xuân lớn

- Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống cả đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn của mình. Mùa xuân ở lòng người, mùa xuân của cống hiến và hi sinh. Cả tuổi trẻ của mình ông đã dành trọn cho đất nước. Những giờ phút cuối cùng ông vẫn khát khao, ước nguyện được cống hiến cho đời. Đó là điều hiếm thấy, đáng quý, đáng trân trọng. Sự tâm niệm cống hiến trong suốt cuộc đời dù là “tuổi 20”, tóc bạc. Điệp ngữ dù là khẳng định, dặn dò lòng mình như thế.

NV4: Tìm hiểu phần tổng kết

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

- Tín hiệu mùa xuân:

+ Hình ảnh:  Dòng sông xanh, hoa tím biếc

+ Màu sắc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống

 

+ Âm thanh: Chim chiền chiện hót => vang vọng, vui tươi, trong trẻo, thiết tha, sôi nổi.

=> Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật:

+ Mọc giữa dòng… tím biếc: Đảo trật tự ngữ pháp. Tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ thú vị. Hình ảnh sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ mọc lên, vươn lên xoè nở trên mặt nước xanh, dòng sông xanh.

 

+ Giọt long lanh:

●     Cách hiểu 1: giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân.

●     Cách hiểu 2: giọt âm thanh có hình khối.

=> Sự chuyển đổi cảm giác (tiếng chim như có hình khối để tác giả có thể đưa tay ra hứng (cách hiểu NT).

 

 - Nhận xét: Niềm vui sướng, lạc quan, yêu đời, niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước

 

- Hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lượng quan trọng nhất của đất nước ta:

+ Hình ảnh “người cầm súng” biểu tượng cho người chiến sĩ nơi tiền tuyến.

+ Hình ảnh “người ra đồng” gợi nhắc đến người nông dân lao động ở hậu phương.

- Hai hình ảnh đều gắn với lộc non của mùa xuân: lộc giắt đầy trên lưng/ lộc trải dài nương mạ =>gắn với sự sống của mùa xuân

 Tất cả vì vẻ đẹp của cuộc sống hòa bình, vì sự sống trong mùa xuân của đất nước.

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc, điệp từ, ẩn dụ.

 Nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân, nhấn mạnh 2 nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới.

  Diễn tả sức sống của mùa xuân đất nước. Niềm tin, niềm lạc quan vào đất nước : trong gian lao đất nước vẫn vững vàng tiến nhanh về phía trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước

- Tác giả lựa chọn những hình ảnh nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường: con chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm

 mang lại niềm vui, niềm yêu sống cho tác giả, đồng thời thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé – của mình cho cuộc đời, cho đất nước, cho mùa xuân dân tộc.

⇨   Thông điệp: Mỗi người phải sống đẹp, sống có ích, góp phần vào mùa xuân chung của đất nước.

 

- Xưng hô:

TÔI (đại từ  ngôi 1 số ít) => TA( đại từ thứ nhất số nhiều) Sự chuyển đổi khéo léo, không lên gân, không gượng ép mà nhẹ nhàng, ý vị. Khúc ca của nhà thơ là khúc ca của muôn người. Cái TÔI hòa trong cái TA bao la, rộng lớn. ước nguyện của tác giả  đồng thời là ước nguyện chung cao đẹp của mọi người.

 

=> Khát vọng sống có ích

 

- Nghệ thuật: Từ láy, điệp từ, phép đối lập:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, cuộc đời và ước nguyện được cống hiến “ mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước của tác giả.

 

+ Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

2. Nghệ thuật

+ Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.

+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô...

+ Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 KNTT Bài 4: giai điệu đất nước

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 7 Kết nối Bài 4: giai điệu đất nước, giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 4: giai điệu đất nước

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay