Bài giảng điện tử hay còn gọi là giáo án điện tử powerpoint dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 9 Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Bài soạn dạy thêm thiết kế đặc sắc, nhiều hình ảnh, video, trò chơi hấp dẫn. Bộ giáo án có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!
ÔN TẬP BÀI 9:
NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC
ÔN TẬP VĂN BẢN 1:
NGÔI NHÀ TRANH CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU Ở BẾN NGỰ
KHỞI ĐỘNG
Chia sẻ những hiểu biết của em về chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và những đóng góp của ông đối với cách mạng Việt Nam.
I. Nhắc lại kiến thức về thể loại truyện kí
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau:
• Truyện kí là gì?
• Trình bày sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí.
1. Truyện kí
Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh.
Được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kí, yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.
2. Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu
Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”.
Đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội,... của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm... thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc,...
Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật.
Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ,... (gọi chung là “thành phần không xác định”).
II. Tìm hiểu chung về văn bản.
Dựa vào kiến thức đã học về văn bản ngôi nhà tranh của cụ phan bội châu ở bến ngự, trả lời câu hỏi:
• Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự (tác giả, xuất xứ, nội dung,…).
1. Tác giả
Nguyễn Vỹ (1912 – 1971)
• Là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
• Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
• Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.
2. Xuất xứ và nội dung chính
• Tuấn – chàng trai nước Việt là một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn gồm 45 chương, ghi lại theo trình tự thời gian những “chứng tích thời đại” trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX.
• Văn bản trích từ Chương 20: 1927 của tác phẩm Tuấn – chàng trai đất Việt.
• Văn bản thuật lại việc Tuấn và Quỳnh - một người bạn học của Tuấn – đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Powerpoint Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 11 CTST, giáo án powerpoint tăng cường Ngữ văn 11 Chân trời Bài 9 Ngôi nhà tranh của cụ Phan