CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
- Nêu các dạng năng lượng trong quá trình quang hợp.
- Trong quá trình đó, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?
- Chuyển hóa năng lượng là gì?
- Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước. Các dạng năng lượng trong quá trình quang hợp là năng lượng nhiệt, năng lượng hóa học. Trong quá trình đó, năng lượng được chuyển hóa từ nhiệt năng thành hóa năng.
- Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.
BÀI 10: SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZYME.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào
ENZYME
Thực hành về ENZYME
- Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào
Nhiệm vụ 1 (nhóm 1): Tìm hiểu các dạng năng lượng trong tế bào.
- Liệt kê các dạng năng lượng mà các em đã được học.
- Hoạt động sống của tế bào và cơ thể sử dụng các dạng năng lượng nào? Quá trình nào cung cấp năng lượng đó cho tế bào?
- Quan sát hình 10.2 SGK và xác định các dạng năng lượng được chuyển hoá trong hoạt động sống của tế bào.
Nhiệm vụ 2 (nhóm 2): Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
- Ở hình 10.3 SGK, năng lượng được chuyển từ dạng nào sang dạng nào? Sự chuyển hoá năng lượng đó có ý nghĩa gì đối với tế bào?
- Nêu một số hoạt động tế bào cần sử dụng năng lượng. Trong các hoạt động đó, năng lượng được chuyển hoá như thế nào?
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sự chuyển hóa ATP – “đồng tiền” năng lượng.
- Quan sát hình 10.4 SGK và cho biết chức năng của ATP trong tế bào. Giải thích.
- Dựa vào hình 10.5 SGK và nêu cấu tạo của ATP.
- ATP được phân giải và tổng hợp như thế nào? Đặc điểm nào có thể ví ATP là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào?
- Các dạng năng lượng trong tế bào
- Năng lượng trong tế bào tồn tại chủ yếu dưới các dạng:
- Năng lượng hoá học (dự trữ trong các liên kết hoá học);
- Năng lượng cơ học;
- Năng lượng điện;
- Năng lượng nhiệt.
Năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt (Q) là các dạng năng lượng liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất.
- Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào
- Theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng không tự nhiên được sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
- Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là năng lượng hoá học.
- Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.
- Tế bào sử dụng năng lượng thực hiện các hoạt động sống đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
- ATP – “đồng tiền” năng lượng
- Phân tử ATP có 3 gốc phosphate, là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.
- Khi liên kết giữa hai gốc phosphate của ATP bị phá vỡ, năng lượng được chuyển hoá trực tiếp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.
- ATP được tổng hợp từ sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình phân giải các hợp chất.
- Enzyme
Cho một miếng bánh mì vào miệng, cảm nhận vị của bánh mì, sau đó nhai miếng bánh mì, cảm nhận lại vị của bánh. Tại sao sau khi nhai bánh mì lại có vị ngọt?
- Khái niệm và vai trò của enzyme
Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.
Quan sát hình ảnh mô tả mục II.2 (SGK tr.64) để tìm hiểu về cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.
- Nêu cấu trúc của enzyme.
- Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi như thế nào khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất?
- Dựa vào hình 10.6 SGK, mô tả 3 bước cơ bản trong cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác.
- Cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme
- Có cấu tạo chủ yếu là protein, ngoài ra, có thể thêm cofactor (ion kim loại và hợp chất hữu cơ – coenzyme).
- Khi xúc tác, enzyme liên kết với cơ chất tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất và biến đổi thành sản phẩm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme
Đọc thông tin, quan sát các đồ thị minh họa Hình 10.7, mục II.3 (SGK tr.64 – 65) để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.
Khi tăng nồng độ cơ chất hay nhiệt độ, độ pH, tốc độ phản ứng của enzyme thay đổi như thế nào? Nhận xét về giá trị tốc độ phản ứng ở nhiệt độ tối ưu và pH tối ưu.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Tải giáo án Powerpoint Sinh học 10 Cánh diều bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme.