Tải giáo án Powerpoint Sinh học 10 Cánh diều bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Sinh học 10 bộ sách Cánh diều bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

Mô tả sự thay đổi hình thái của cây khi tưới nước. Em hãy giải thích sự thay đổi đó.

Điều gì sẽ xảy ra khi nhỏ một vài giọt nước hoa/ dầu gió ra bàn. Vì sao điều đó xảy ra?

  • Khi tưới nước, cây trở nên tươi và cứng cáp hơn vì nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Nước được xem là chất xúc tác để giúp cây hấp thụ dinh dưỡng, các vi chất dinh dưỡng từ trong lòng đất một cách tốt nhất.
  • Khi nhỏ một giọt nước hoa hay dầu gió ra bàn, mùi nước hoa (dầu gió) sẽ lan tỏa khắp phòng do hiện tượng khuếch tán trong không khí.

CHỦ ĐỀ 6: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

BÀI 9: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm trao đổi chất ở tế bào

Sự vận chuyển thụ động qua màng sinh chất

Sự vận chuyển chủ động qua màng sinh chất

Sự nhập bào và xuất bào

Thực hành về sự vận chuyển qua màng sinh chất

Khái niệm trao đổi chất ở tế bào

Đọc thông tin mục I (SGK tr.55) để tìm hiểu khái niệm trao đổi chất ở tế bào.

  • Trao đổi chất ở tế bào là tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường.
  • Tập hợp các phản ứng hoá học là sự chuyển hoá vật chất;
  • Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường là trao đổi chất qua màng.
  • Hai hình thức trao đổi chất qua màng: vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Kể tên các chất mà tế bào lông hút của rễ cây trao đổi với môi trường.

Sự vận chuyển thụ động qua màng sinh chất

  1. Sự khuếch tán

Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt nước hoa/ dầu gió và yêu cầu HS ở các bàn khác nhau giải thích vì sao ở các bàn đó cũng có thể ngửi thấy mùi.

Thí nghiệm 2: Lấy lọ mực màu và một cốc nước lọc, yêu cầu HS dự đoán điều gì xảy ra khi nhỏ vài giọt mực vào cốc nước. Giải thích tại sao.

Quan sát hình 9.2 SGK và cho biết: Nồng độ phân tử ở vùng A so với vùng B. Các phân tử di chuyển theo hướng nào? Vì sao? Nêu khái niệm khuếch tán.

  • Nồng độ ở vùng A nhiều hơn vùng B
  • Các phân tử sẽ di chuyển từ vùng có nhiều phân từ đến vùng có ít phân tử hơn (theo chiều gradien nồng độ), tức là từ vùng A sang vùng B.
  • Sự khuếch tán diễn ra theo chiều gradient nồng độ (Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa hai vùng gọi là gradient nồng độ).
  • Sự khuếch tán diễn ra trong môi trường lỏng và khí. Khi các phân tử phân bố đồng đều trong môi trường, sự khuếch tán đạt đến cân bằng. Ở trạng thái cân bằng này, các phân tử vẫn di chuyển nhưng theo hai chiều như nhau nên gọi là cân bằng động.

Quan sát hình 9.4 SGK và giải thích sự khuếch tán khí Ovà CO2 ở phổi.

  • Sự khuếch tán xảy ra khi có sự chênh lệch nồng độ một chất giữa hai vùng, các phân tử sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
  • Sự khuếch tán CO2  và O2 ở phế nang của phổi diễn ra đồng thời.Máu đưa khí CO2 từ các cơ quan đến phế nang ở phổi rồi trao đổi lấy O2 đề đưa đến các cơ quan.

Trả lời:

  • Những phân tử có thể đi qua lớp lipid kép như: các chất khí, các phân tử kị nước (hormone steroid, vitamin tan trong lipid,...).
  • Những phân tử ưa nước (đường, amino acid) đi qua lớp lipid với tốc độ rất thấp, còn các ion hầu như không đi qua được nên chúng cần có protein vận chuyển. Đây là hình thức khuếch tán tăng cường.

Nếu gradient nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán sẽ thay đổi như thế nào?

Nếu gradien nồng độ tăng tức là sự chênh lệch nồng độ giữa hai vùng tăng, vậy tốc độ khuếch tán sẽ tăng theo để đạt trạng thái cân bằng nhanh nhất

  1. Sự thẩm thấu

Mô tả hiện tượng muối dưa cải.

  • Sau khi cho cải vào lọ và cho muối vào, tại sao trong lọ có nước?
  • Tại sao rau cải mặn?
  • Tại sao ban đầu lọ đầy cải, sau một thời gian ngắn chỉ còn lại khoảng nửa lọ?
  • Quan sát hình 9.6 SGK và trả lời câu hỏi: Các phân tử nước và chất tan dị chuyển như thế nào qua màng bán thấm? Thế nào là thẩm thấu?
  • Là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm (ví dụ màng sinh chất) ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau. Vùng có nhiều phân tử nước (nồng độ chất tan thấp) được gọi là vùng có thế nước cao, vùng có ít phân tử nước hơn (nồng độ chất tan cao) là vùng có thế nước thấp.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Sinh học 10 Cánh diều bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Sinh học 10 cánh diều, giáo án điện tử Sinh học 10 cánh diều bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh, giáo án trình chiếu Sinh học 10 cánh diều bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh

 

Bài giảng điện tử Sinh học 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay