Tải bài giảng điện tử powerpoint Toán 11 Cánh diều Chương 8 Bài 6: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CẢ LỚP
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC
HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Ở lớp 7, ta đã làm quen với hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác, tức là những hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác hoặc tứ giác
Hình lăng trụ đứng với đáy là đa giác, đặc biệt là đa giác đều, có tính chất gì?
BÀI 6. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG.
HÌNH CHÓP ĐỀU.
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hình lăng trụ đứng. Hình lăng trụ đều
Hình chóp đều. Hình chóp cụt đều
Thể tích của một số hình khối
I
Hình lăng trụ đứng. Hình lăng trụ đều
HĐ1: Cho hình lăng trụ tam giác có các mặt bên là hình chữ nhật ở Hình 80a, 80b. Hãy cho biết mỗi cạnh bên của hình lăng trụ đó có vuông góc với các mặt đáy hay không.
Giải:
Ta có: AA′⊥AC (A′ACC′ là hình chữ nhật)
AA′⊥AB (A′ABB′ là hình chữ nhật)
⇒AA^′⊥(ABC).
Chứng minh tương tự, ta cũng có:
BB^′⊥(ABC);CC^′⊥(ABC).
Định nghĩa
Hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy được gọi là hình lăng trụ đứng.
Hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều gọi là hình lăng trụ đều.
Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp đứng.
Chú ý: Khi đáy của hình lăng trụ đứng lần lượt là tứ giác, ngũ giác, lục giác, ta gọi hình lăng trụ đứng đó lần lượt là hình lăng trụ đứng tứ giác, hình lăng trụ đứng ngũ giác, hình lăng trụ đứng lục giác.
Nhận xét:
Mỗi mặt bên của hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật, mặt phẳng chứa nó vuông góc với mặt đáy.
Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật.
Nếu mỗi mặt của hình hộp là hình chữ nhật thì hình hộp đó là hình hộp chữ nhật.
Độ dài các đường chéo của hình hộp chữ nhật là bằng nhau.
Hình lập phương là hình chữ nhật có tất cả các mặt là hình vuông.
Hình lập phương là hình lăng trụ tứ giác đều có cạnh bên bằng cạnh đáy.
Ví dụ 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AB = a, AD=b, AA’=c (Hình 82). Tính độ dài đường chéo của hình hộp chữ nhật đó.
Giải
Do C’C ⊥ (ABCD) nên C’C ⊥ AC. Theo định lí Pythagore, trong tam giác vuông ACC’ ta có:
AC^′2=AC^2+CC^′2=AC^2+c^2
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ABC, ta có:
AC^2=AB^2+BC^2=a^2+b^2
Vậy độ dài đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ là:
d=AC^′=√a^2+b^2+c^2
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử Toán 11 Cánh diều, Tải giáo án Powerpoint Toán 11 Cánh diều Chương 8 Bài 6: Hình lăng trụ đứng., Tải giáo án Powerpoint Toán 11 Cánh diều Chương 8 Bài 6: Hình lăng trụ đứng.